Research – How transferable it is?

(Last Updated On: August 12, 2020)

Làm nghiên cứu rồi đầu ra là gì? Có dễ kiếm việc không? Có dễ nhảy việc không?

“Research” hay nghiên cứu là một trong những nền tảng cơ bản trong hầu hết các ngành nghề, trái với lầm tưởng nghiên cứu chỉ dính tới khoa học cơ bản, toán, lý, hóa. Nghiên cứu trước tiên là một kỹ năng nền (foundation skill) trong nhiều ngành nghề nhưng cũng có thể là một ngành nghề độc lập mà ở đó người làm nghiên cứu (researcher) có thể nhảy qua nhiều lĩnh vực khác nhau.

Lấy mình làm ví dụ. Mình làm nghiên cứu trong lĩnh vực y tế công cộng (public health researcher) và mình đã từng nhận được offer của Techcombank 😉 Đọc đến đây chắc một số bạn sẽ kiểu What? Liên quan ở cái chỗ nào vậy? Cùng phân tích trường hợp của mình nhé

Public health researcher nhận job offer từ bank?

Trước tiên phải nói luôn, tuy public health là một ngành vô cùng rộng, dính dáng đủ thứ từ sức khỏe đơn thuần (health services), đến giáo dục, nước, vệ sinh, môi trường…, nó chẳng có tí liên quan gì đến tài chính ngân hàng cả!

Điểm thứ hai, ngoại trừ cái tên (bạn nào biết tên thiệt của mình thì hiểu nè hehe), mình cũng chả dính dáng gì đến tài chính ngân hàng hết. Background của mình hoàn toàn là về public health (y tế công cộng). Con đường học hành của mình rất thống nhất ^^, cử nhân, thạc sĩ và giờ là tiến sĩ, mình đều theo public health. Toàn bộ quá trình đi làm (~7 năm) của mình là làm trong các dự án nghiên cứu về public health. Nói tóm lại, kiến thức/kinh nghiệm của mình về ngành tài chính ngân hàng là con số 0 tròn xoe.

Năm 2017, khi đó mình đang làm trong một trung tâm nghiên cứu trực thuộc trường Đại học Y tế công cộng. Chị bạn mình nộp hồ sơ vô Techcombank và trong quá trình phỏng vấn, chị bán mình cho bên đó luôn 🙂 Mình lúc đó không mảy may có ý định nhảy việc nhưng vào thế đã rồi, mình cũng tặc lưỡi, ừ thì… Chẳng có JD, mình lê đi phỏng vấn với một mẩu thông tin từ bà chị (nhẫn tâm bán em) “họ muốn tuyển chuyên viên nghiên cứu” (đại khái là nghiên cứu hành vi/nhu cầu của khách hàng để khuyến nghị ngân hàng ra sản phẩm cho phù hợp).

Từ cái tiêu đề công việc, bạn thấy cái liên quan không? Chữ “nghiên cứu” á. Tìm hiểu về khách hàng cơ bản là về tâm lý và hành vi. Trong quá trình làm việc mình đã làm không ít các dự án về behaviour research (nghiên cứu hành vi). Dĩ nhiên trong public health thì “hành vi” mình nghiên cứu là về sử dụng dịch vụ y tế, hút thuốc, tập thể dục… chứ không phải “hành vi” sử dụng thẻ credit, debit hay tiêu tiền ^^ Tuy nhiên, cái cốt lõi thì vẫn là “hành vi”, cốt lõi vẫn là “behavior research” (nghiên cứu hành vi). Dựa trên cái cốt lõi đó thì mình đạt đủ yêu cầu về kỹ năng và kinh nghiệm làm việc!

Mình trúng tuyển 😉 Mình nhận được offer từ phía Techcombank với mức lương 30tr/tháng.

Rõ ràng mình nhận được offer hoàn toàn là nhờ cái mác nghiên cứu viên, nhờ kinh nghiệm làm nghiên cứu, dù chuyên môn tài chính ngân hàng là không có.

Chuyên môn hay nghề của mình ở đây là nghiên cứu, và mình có thể bê cái “chuyên môn” đó từ lĩnh vực sức khỏe sang lĩnh vực tài chính.

Như vậy, khi mà “nghiên cứu” là một nghề thì nghiên cứu viên có thể vẫn làm đúng chuyên môn của mình/đúng ngành nhưng trong lĩnh vực khác ^^ Khá thú vị nhỉ. Dĩ nhiên không phải nghiên cứu viên nào cũng dễ nhảy sang lĩnh vực khác. Mình thấy khối liên quan đến khoa học xã hội (social science), khoa học sức khỏe (health science) thì dễ chuyển hơn khoa học cơ bản (basic science). Ngành rộng như public health của mình thì dễ chuyển hơn hẳn so với một chuyên ngành hẹp/cụ thể hóa cao. Các ngành thiên về lý thuyết/trừu tượng như nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, tôn giáo… cũng khá khó chuyển.

Mình viết bài này chỉ mong muốn giúp mọi người có cái nhìn thoáng hơn về đầu ra cũng như các cơ hội việc làm đối với người làm nghiên cứu – một ngành mà cá nhân mình thấy có rất nhiều ngã rẽ đầu ra để lựa chọn. Không chỉ là lựa chọn giữa academia hay industry mà còn là giữa các lĩnh vực nữa. Ví dụ một anh background về kinh tế mà cụ thể là thuế, quay qua làm nghiên cứu về thuế thuốc lá, cũng là thuế, nhưng trong lĩnh vực sức khỏe. Việc mà một người với background y, dược… làm không nổi vì không có biết các loại thuế, cách tính thuế như thế nào 🙂 Một bạn làm health promotion nhảy qua làm commercial marketing (vì trong health promotion có khái niệm social marketing. Cùng là marketing cho sản phẩm, chẳng qua “sản phẩm” ở đây là hành vi hay dịch vụ sức khỏe mà thôi).

Túm lại là đường rộng mở. Đừng nghĩ cứ làm nghiên cứu là phải đâm đầu vô academia. Chỗ nào bây giờ chả cần nghiên cứu. Công ty/tổ chức nào chẳng có bộ phận research & development. Dân nghiên cứu rồi cũng như dân IT, đâu cũng nhảy được ^^

Good luck guys and gals 😉

P/s: Mình không có nhận offer của Techcombank và vẫn chỉ là một nghiên cứu viên nghèo bên public health nhá ^^


There is no shame in falling down
True shame is to not stand up again!

Bask

Bạn có thể ủng hộ blog bằng cách ấn vào bất cứ hình quảng cáo nào trong trang. Quảng cáo của Google Adsense đảm bảo không chứa virus + link vớ vẩn.

Mọi thông tin trong trang web thuộc bản quyền của 5continents4oceans.com, được bảo hộ bởi đạo luật DMCA. Nếu có đăng lại nội dung, cần dẫn link gốc của bài viết.

Comments

comments

Leave a Reply