Luật EU261 – Đòi đền bù khi chuyến bay bị hủy

(Last Updated On: November 8, 2022)

Trước đây mình đã có 1 post về cách đòi tiền đền bù khi chuyến bay nội địa/đến/đi EU bị delay rồi, thể theo luật EU261. Tuy nhiên, không chỉ hoãn, trường hợp hủy cũng sẽ được đền bù! (thêm so với việc được hoàn tiền vé nha)

Xem post Đòi đền bù đến 600e khi chuyến bay bị delay

Trước tiên cần nhấn mạnh:

“Đền bù” là phần thêm mà Luật bắt các hãng hàng không trả nằm ngoài các trách nhiệm thông thường của họ (hoàn tiền vé, sắp xếp chuyến mới, sắp xếp chỗ ăn/ở đợi chuyến mới…)

CÁCH ĐÒI ĐỀN BÙ

  1. Tự túc là hạnh phúc: Email/gọi điện/chat/đăng fb kêu gào… nói chung là mọi cách bạn có thể nghĩ ra để liên hệ với hãng hàng không. Không mất phí nhưng tốn thời gian và hơi vất vả nếu TA không giỏi lắm và không đủ chai lì 😊
  2. Nhờ bên thứ 3 kiện hộ, ví dụ AirHelp. Tuy mất phí 35% nhưng sẽ rảnh nợ, mấy bên này sẽ làm tất cho đến khi đòi được tiền thì mới thu phí (No Win, No Fee) ==> họ sẽ nai lưng ra mà đòi để còn kiếm tiền.

Trong trường hợp hãng bay nhất quyết không trả và AirHelp quyết định kiện ra tòa và thắng thì họ sẽ lấy thêm 15% phí thành hẳn 50% 🙁 Nhưng nói thật là nếu hãng bay đã củ chuối đến độ để phải kiện ra tòa thì bản thân mình tự đi đòi bằng niềm tin ==> Mất 50% còn hơn mất 100%.

Một số người bay nhiều (tỷ lệ bị hoãn/hủy cao) thì có thể đăng ký làm thành viên của AirHelp, phí đóng hàng tháng là 20e và sẽ không bị trừ phi dịch vụ khi được đền bù nữa. Dĩ nhiên bạn phải là thành viên trước khi chuyện hoãn/hủy xảy ra. Chứ không, bị delay xong vô đăng ký thành viên đóng 20e rồi được cầm trọn 600e thì lại lợi quá ^^

Phí dịch vụ của AirHelp (cơ bản=35%, nếu phải kiện ra tòa=50%, miễn phí nếu là thành viên)

Mình từng dùng AirHelp (sau khi đòi hãng mãi ko ăn thua), thấy giao diện đơn giản, dịch vụ nhanh chóng, khá ok. Nói chung cũng ưng cái bụng ^_______^

AirHelp

ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC ĐỀN BÙ

  1. Lý do hủy chuyến nằm trong tầm kiểm soát của hãng bay. Ví dụ: Đình công của nhân viên hãng bay (phi công/phi hành đoàn), hủy chuyến do không đủ khách, lý do kỹ thuật có thể phòng tránh (máy bay cũ, thiếu kiểm tra vận hành). Các sự việc bất khả kháng như thời tiết xấu, đình công của nhân viên mặt đất/sân bay, lý do an ninh, lý do kỹ thuật đột xuất dẫn đến hủy thì sẽ không được đền bù nha.
  2. Thời gian báo hủy nằm trong các trường hợp sau:
    • Báo hủy trong vòng 14 ngày trước ngày bay và KHÔNG sắp xếp chuyến khác
    • Báo hủy trong vòng 7-14 ngày trước ngày bay, có sắp xếp chuyến thay thế NHƯNG chuyến mới khởi hành chậm hơn chuyến cũ > 2 tiếng hoặc chuyến mới đến nơi chậm hơn chuyến cũ > 4 tiếng
    • Báo hủy trong vòng 7 ngày trước ngày bay, có sắp xếp chuyến thay thế NHƯNG chuyến mới khởi hành chậm hơn chuyến cũ > 1 tiếng hoặc chuyến mới đến nơi chậm hơn chuyến cũ > 2 tiếng

MỨC ĐỀN BÙ

Phụ thuộc vào khoảng cách bay

  • <=1500km = 250e
  • Nội địa EU > 1500km hoặc Đến/đi EU trong khoảng 1500-3500km = 400e
  • > 3500km = 600e

YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG ĐƯỢC ĐỀN BÙ

Cũng giống như đối với khi bị delay, khả năng đòi tiền thành công phụ thuộc vào

  1. Độ tử tế của hãng bay. Các hãng bay lớn, có tiếng tăm, hãng bay quốc gia thì “thường” dễ đòi hơn nha (nên đòi hãng trực tiếp, trước khi nhờ trung gian), ví dụ các ông Air France, KLM (hãng quốc gia Hà Lan), Turkish Airlines (hãng 5 sao của Thổ), Etihad/Emirates/Qatar (mấy hãng Trung Đông lắm tiền nhiều của), Lufthansa (Đức). Một bạn giá rẻ là EasyJet cũng khá tử tế. Các hãng cùi bắp mà tự đòi thường không ăn thua (trung gian đòi cũng lòi mật) như Ryanair, Wizz Air, Aeroflot (của Nga).
  2. Độ kiên trì và chây lì của bạn
  3. Khả năng chịu chơi của bạn (hy sinh hoa hồng cho bên thứ 3 như AirHelp đòi hộ)
  4. May mắn

Nói chung là cứ thử vận may tự đòi trước, rồi thất bại thì chuyển sang tâm lý “có còn hơn không” và đi nhờ đòi nợ thuê ^_______^

AirHelp

Chúc cả nhà nhiều may mắn nha!

***

Have fun when roll around

Bask

Bạn có thể ủng hộ blog bằng cách ấn vào bất cứ hình quảng cáo nào trong trang. Quảng cáo của Google Adsense đảm bảo không chứa virus + link vớ vẩn.

Mọi thông tin trong trang web thuộc bản quyền của 5continents4oceans.com, được bảo hộ bởi đạo luật DMCA. Nếu có đăng lại nội dung, cần dẫn link gốc của bài viết.

Comments

comments

Leave a Reply