Loanh quanh Châu Âu bằng xe buýt khi hầu bao lép

(Last Updated On: July 14, 2022)

Đối với các khoảng cách gần (dưới 10 tiếng), di chuyển bằng xe bus luôn cần được cân nhắc, nhất là khi cái hầu bao của bạn lép kẹp và không lên kế hoạch đủ sớm để mua được vé tàu hoặc máy bay rẻ 😉 Cơ mà đi hãng nào với tuyến đường nào…quyết định việc đi xe bus là lựa chọn “ko quá tệ” hay “quá được”!

***

Châu Âu nhiều hãng bus không kể xiết, cần đi đâu thì Google là ra liền, tuy nhiên cùng một tuyến đường có biết bao hãng bus cùng khai thác. Chất lượng thì thượng vàng hạ cám, giá cả thì muôn vàn. Dịch vụ thì đa dạng. Ưu điểm, nhược điểm thì cứ phải đi ít nhất 1 lần mới thấm được! Thế cho nên mới có post này… tổng kết các hãng bus mình đã từng đi… Nhấn vào tên của hãng để qua trang web mua vé nhé!

Eurolines

Có thể nói đây là hãng bus lớn nhất và nổi tiếng nhất Châu Âu (trước ngày có Flixbus ^^).

Mạng lưới (network):

Phủ khắp Châu Âu (nhiều tuyến). Nếu bạn cần đi từ thành phố x sang y (x và y đều ko phải mấy thành phố hẻo lánh và cách xa ngàn dặm), “hầu như” đảm bảo có bus eurolines chạy trên tuyến đó.

Ưu điểm:

  • Tần suất chạy cao (nhiều chuyến/ngày). Đối với các tuyến đường “nổi tiếng” hay nói đúng hơn là “phổ biến”, Eurolines có rất nhiều chuyến/ngày, giúp cho việc lựa chọn được dễ dàng, thuận tiện hơn. Ví dụ cơ bản, tuyến Amsterdam – Paris, họ có gần 10 chuyến/ngày trong khi đối thủ Megabus chỉ có 2, còn idbus thì khá hơn, tầm 4-5 chuyến.
  • Ga đến và đi gần trung tâm. Tại các thành phố lớn thường có văn phòng Eurolines tại ga/bến đỗ luôn –> ngồi chờ đỡ vạ vật, có vấn đề gì có thể làm việc luôn
  • Nhiều khuyến mại. Mua sớm có thể được giá rất tốt. Amsterdam – Brussels (4 tiếng) = 9 euro, Amsterdam – Copenhagen (15 tiếng) = 34 euro
  • Xe thường có 1 tài xế + 1 phụ xe –> dịch vụ tốt hơn xe chỉ có 1 tài như Megabus hay idbus
  • Có giảm giá cho sinh viên/ người <26 tuổi

Nhược điểm:

  • Quá nổi tiếng thành ra quá đông người mua –> vé hết nhanh (nhất là cái vé khuyến mại nói ở trên^^). Thành ra khi mà cùng tuyến đường đó, mấy hãng đối thủ vé vẫn đang tầm 15e thì vé Eurolines có thể đã vọt lên đến 45e

Megabus (dừng hoạt động)

(2016 Flixbus đã mua lại Megabus và thành ra khai tử hãng này, buồn ghê ghớm vì không cần cái hãng vé giá rẻ kịch sàn nữa. Megabus vốn được coi như Ryanair trên bộ ý mà^^)

Lưu ý: Megabus vẫn hoạt động bình thường ở Anh nhé (chỉ bị mua lại ở Châu Âu thôi)

Mạng lưới (network):

Rất nhiều tuyến ở Anh (Megabus rất mạnh ở Anh). Một số tuyến ở Tây Âu gồm Hà Lan, BỉĐức, Pháp, Luxembourg Tây Ban Nha (mới mở). Ở mỗi nước kể trên thì cũng chỉ có chuyến nối các thành phố lớn (2-3 thành phố/nước. Riêng Tây Ban Nha chỉ có Barcelona).

Mạng lưới Megabus

Ưu điểm:

  • Tuy đã nổi tiếng hơn 😉 nhưng vẫn còn chưa đủ –> vé ko hết quá nhanh, gần ngày đi tầm 1-2 tuần vẫn mua được vé giá tốt. Vé thông thường là 15e (trừ các chặng xa hẳn như Amsterdam – Barcelona, Amsterdam – Munich). Khi hết sẽ tăng lên 18, 20, 25 v.v.v
  • Với may mắn bạn có thể mua được vé khuyến mại với giá giật mình: 1 bảng ~ 1.5 euro vé. Mình đã từng mua được vé này đi chặng Brussels – Amsterdam 😀 (có 1 sự sung sướng không hề nhỏ^^)

Vé Megabus Brussels – Amsterdam, 1.5GPB ~ 2 euro 😉

Nhược điểm:

  • Xe chỉ có 1 tài xế, ko có phụ xe –> bác tài chỉ check vé còn bạn tự đi mà xếp + bảo quản hành lý.
  • Bến thường nằm xa trung tâm (tiết kiệm thì giá vé mới rẻ cho bạn mua)
  • Ít chuyến/ngày. Mỗi tuyến thường chỉ có 2 chuyến/ngày
  • Số lượng xe có hạn nên vé có thể hết nếu mua quá gần (ko search được vé trên chuyến x ngày y chặng z nữa), ko như Eurolines, lúc nào cũng có vé, chẳng qua là mua càng gần thì giá càng trên giời thôi!
  • Ko có ưu đãi giảm giá cho sinh viên/người < 26 tuổi. Tuy nhiên do giá vé rẻ nên đây cũng ko phải vấn đề lớn lắm

Flixbus

Vâng, đây là hãng mới nổi nhưng nổi cực nhanh 🙂 2013 mới chỉ là 1 startup ở Đức, 2016 thì đã đè bẹp và mua lại Megabus. Đến nay thì đã phủ sóng khắp Châu Âu, đi đâu cũng có, độ phủ sóng thậm chí còn hơn ông lớn già cỗi Eurolines luôn (ông này từ năm 1985!!!)

Mạng lưới (Network)

Theo hãng tự thống kê là phủ sóng +2000 điểm tại 28 quốc gia. Trung bình cứ 30 phút có 1 chuyến của hãng khởi hành. Một ngày tầm 300,000 chuyến tính trên tất cả các mặt trận!!!

Ưu điểm

  • Mạng lưới rộng, cực cực rộng. Muốn đi đâu cũng có 🙂
  • App sử dụng khá tiện
  • Giá vé chấp nhận được. Một số chặng có giá vé 1e giống Megabus ngày xưa (nhưng hiếm lắm nhé)

Nhược điểm

  • Hay trễ giờ lắm nha, cái này bị dân tình kêu trời suốt. Dịch vụ khách hàng của Flixbus cũng khá tệ hại khi giải quyết các vấn đề liên quan đến trễ chuyến.
  • Quá nổi tiếng 🙂 dẫn đến nhiều người cứ nhè hãng này mà mua trong khi cũng chặng đó, ngày đó, thời gian đó có hãng cạnh tranh vé rẻ hơn, chất lượng có thể tốt hơn (xem Student Agency và IC Bus ở dưới)

Blalacar bus

Trước đây là idbus, sau này bị bán cho Blablacar nên đổi tên thành Blablacar Bus ^^

Mạng lưới (network)

Thời còn là idbus, hãng này của các bạn Pháp nên có khá nhiều tuyến tại Pháp và từ Pháp đi các nơi (xem bản đồ để biết thêm chi tiết).

Mạng lưới idbus

Từ ngày bị bán, hãng nãy cũng đã mở rộng mạng lưới ra khá nhiều, phủ khắp Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Bỉ, Ý và chút xíu Đức.

Ưu điểm:

  • Có chính sách khuyến mại cho nhóm, ví dụ mua 4 vé thì free 1 vé (chỉ phải trả tiền 3 vé thôi) NHƯNG lại ko có giảm giá cho sinh viên/<26 tuổi! (cái này là nhược điểm lớn nhá)
  • Bến xe ở khá gần trung tâm (nhất là các bến ở Pháp)
  • Có 1 số tuyến khá hay ho như Paris – Milan, Paris – Barcelona

Nhược điểm:

  • Hãng của Pháp mà dân Pháp nổi tiếng ghét nói TA –> tài xế, phụ xe, điều hành xe v.v.v đều nói TA rất lởm hixhix
  • Dân Pháp và nhất là Pháp gốc Phi đi hãng này rất nhiều –> khi đi qua biên giới có cảm giác bị các bác cảnh sát soi kỹ hơn (mà thực tế chứ chả phải cảm giác, khi mình đi từ Paris sang Milan, xe đã được giữ ở biên giới cả tiếng đồng hồ, cảnh sát + chó nghiệp vụ đi dạo quanh xe mấy vòng, hộ chiếu của mình đưa ra thì họ chẳng thèm nhìn, chỉ chăm chăm soi các bác Pháp Phi, rồi còn mời 1 bác về đồn, thế là được màn xem anh chàng đó chửi cảnh sát, f**k bay tứ tung hix)

Student Agency 

(Đây là hãng đang giữ vị trí số 1 trong lòng mình :D)

Mạng lưới (network)

Đây là hãng bus của Tiệp cho nên mạng lưới mạnh nhất ở khu vực Đông Âu (rất nhiều tuyến). Hãng này cũng nhiều tuyến chạy qua Đức và Áo. Đặc biệt có tuyến vòng vèo qua Đan Mạch, Thụy Điển rồi tuốt lên tận Oslo (Na Uy)

Mạng lưới Student Agency

Ưu điểm:

  • Chất lượng dịch vụ tuyệt hảo: tài xế, phụ xe nói TA ok thôi nhưng thái độ thì vô cùng tuyệt, niềm nở, nhiệt tình vô cùng. Đồ uống miễn phí!!! (cà phê, socola nóng, mặt dày thì xin vài lần vẫn được cho^^). Có người xếp hành lý cho. Hành lý có gắn thẻ tên cẩn thận. Ghế ngồi rộng rãi. Nhà vệ sinh sạch.
  • Gía vé rẻ, nhiều giảm giá cho sinh viên, người < 26t, người già >60 v.v.v

Nhược điểm: Ơ không có 😀 Ah 1 điểm là wifi trên xe chỉ họat động khi xe chạy trong địa phân Tiệp (khá ok, ko quá yếu). Ra nước ngoài là ko có wifi.

IC Bus (dừng hoạt động)

Thời Covid không làm ăn được nên đơn vị chủ quản DB Bahn đã quyết định khai tử bạn này 🙁

Mạng lưới (network)

Hãng nè của Đức nên nhiều chuyến đi và đến Đức từ các nước lân cận như Tiệp, Thụy Sĩ, Hà Lan, Bỉ, Pháp và nhất là Slovenia, Croatia.

Mạng lưới IC Bus

Ưu điểm:

  • Bến xe ở trung tâm, do cùng 1 mẹ với hãng tàu của Đức (IC) nên bến thường nằm ở ga tàu luôn (siêu tiện).
  • Đúng giờ vô cùng (đặc trưng Đức chăng^^)
  • Dịch vụ tốt, nhân viên thân thiện, TA ok, có xếp hành lý.
  • Ko biết tất cả các tuyến có thế không chứ từ Prague sang Munich, xe bus là xe 2 tầng, tầng trên thì ghế ngồi khá thoải mái. Tầng dưới thì có cả bàn!!! dạng 2 cặp ghế quay mặt vào nhau, ở giữa là cái bàn –> rất phù hợp khi đi theo nhóm, tha hồ tán chuyện. Khoang dưới rất rộng, ghế ngả 45 độ, ngủ siêu ngon 🙂

Nhược điểm: Giống Student Agency ở trên, wifi trên xe chỉ hoạt động khi ở trong nước Đức.

Ok, tạm thế. Trong trường hợp bạn nào lười đọc của từng hãng mà muốn chọn luôn thì xem bảng tổng kết/so sánh giữa các hãng nhé.

Nếu không thích đi bus mà chọn đi tàu vừa nhanh vừa êm ái hơn thì xem thêm series Roll around Europe by train nhé.

Chúc đi du lịch vui mà rẻ ^____________^

Have fun when roll around

Bask

Bạn có thể ủng hộ blog bằng cách ấn vào bất cứ hình quảng cáo nào trong trang. Quảng cáo của Google Adsense đảm bảo không chứa virus + link vớ vẩn.

Mọi thông tin trong trang web thuộc bản quyền của 5continents4oceans.com, được bảo hộ bởi đạo luật DMCA. Nếu có đăng lại nội dung, cần dẫn link gốc của bài viết.

Comments

comments

14 thoughts on “Loanh quanh Châu Âu bằng xe buýt khi hầu bao lép”

  1. Chào bạn,
    Mình sắp du lịch Châu Âu bằng bus và có thắc mắc ở đoạn book vé online chút: trong đó nó hỏi mình địa chỉ nhà với số điện thoại, vậy bây giờ mình ghi địa chỉ ở VN hả? Vì trong mục Country ấy nó không có Việt Nam :'(
    Mình cám ơn nhé 🙂

    1. Hi bạn, do bạn ko nói rõ là bạn đặt bus của hãng nào nên mình cũng ko biết cụ thể để trả lời được. Nếu điều địa chỉ nhà + số đt ko phải mục bắt buộc thì bạn nên bỏ qua, nếu ko thì bạn điền của VN cũng ok

  2. Chị ơi, chị cho em hỏi chút, vé bus của Student Agency có bắt buộc phải đặt trước không ạ hay em có thể mua tại chỗ vì hình như giá vé là cố định ạ
    Em có book vé nhưng không hiểu sao lúc trả tiền thì không thể process được ạ
    Cảm ơn chị về bài chia sẻ ạ ^^

    1. Uh, vé của Student Agency là giá fix tuy nhiên nó có thể hết chỗ 😐 (lúc đặt vé chắc em cũng thấy nó hiện còn bao nhiêu chỗ trên chuyến) nên nếu book được thì vẫn tốt hơn.

  3. Pingback: Sự ảo diệu của tàu Thụy Sĩ: mua vé sát ngày mới rẻ ^^! | 5 continents 4 oceans

  4. Le Thi Nhu Quynh

    SO GREAT TO READ YOUR SHARING. IT IS REALLY INFORMATIVE AND HELPFUL. THANKS SO MUCH. 🙂 🙂

  5. Bạn ơi, vậy là khi du học trong khối EU thì k cần xin visa từng nước để du lịch phải không?

Leave a Reply