Statement of Purpose (SoP), Personal Statement (PS) và Letter of Motivation (LOM) là 3 cụm từ mà bất kỳ ai đang chuẩn bị nộp hồ sơ xin học đều phải biết. Vậy 3 khái niệm này giống và khác nhau ở điểm nào?
Xin nói trước, bài viết sử dụng nhiều từ Tiếng Anh do cần giải thích nghĩa gốc của các khái niệm được đề cập và cũng để các bạn làm quen với các cụm từ hay được dùng trong quá trình nộp đơn xin học/học bổng. Vui lòng thông cảm nếu các bạn không thích Anh – Việt xen lẫn.
Vấn đề phân biệt SoP, PS và LOM là rất khó vì trong nhiều trường hợp các trường dùng các từ này thay cho nhau với cùng một mục đích và yêu cầu (the terms are used interchangeably) ! Tuy nhiên cũng có những trường hợp chọn 1-2 từ với mục đích cực rõ ràng –> để làm đúng yêu cầu và nâng cao điểm hồ sơ thì cần hiểu rõ các khái niệm này.
SoP vs LOM
Điểm giống nhau: Cùng chung mục đích, đều để giải thích lý do nộp đơn xin học 1 ngành nào đó tại 1 trường nào đó 😉 (purpose or motivation of the application). SoP và LOM là hai khái niệm thường được sử dụng thay cho nhau nhất. Mình chưa bao giờ thấy trường nào đòi cả SoP và LOM hết! (Nếu ai có biết trường hợp như vậy, vui lòng comment cho mình biết ^^)
Điểm khác biệt: Thể loại. SoP là một bài luận (essay) còn LOM là một bức thư (letter). Nói cách khác là thể thức trình bày sẽ khác. Nội dung của SoP hay LOM đều cần đảm bảo như mọi bài luận, có mở – thân – kết. Tuy nhiên, LOM sẽ phải thêm các phần “râu ria” gồm có
Địa chỉ người gửi
Ngày tháng
Địa chỉ người nhận
Thưa gửi (Dear abc, xyz)
Mào đầu thư (I am writing this letter to xxx)
Kết thư (Thank you for your time and consideration… Yours sincerely)
Chữ ký (optional)
SoP/LOM vs PS
Do SoP và LOM chỉ khác nhau về hình thức trình bày nên từ đoạn này sẽ chỉ dùng từ SoP thôi cho ngắn gọn nhé.
Về bản chất: SoP và PS là khác nhau! Về mặt ngôn ngữ, SoP = Statement of purpose = Tuyên bố về mục đích (xin học) vs PS = Personal statement = Tuyên bố cá nhân (ngoài đề cập đến mục đích, còn có thể nói về sở thích, nhân sinh quan, cái nhìn …)
Lưu ý:
- Mục đích cuối cùng của SoP và PS là như nhau: để thể hiện cho ban xét duyệt thấy rằng bạn phù hợp với các tiêu chí lựa chọn của chương trình học/học bổng và nhiều khả năng sẽ thành công trong việc học ở chương trình đó (good fit is sometimes more important than being the best!).
- SoP trang trọng hơn không có nghĩa là người viết vứt bỏ hoàn toàn yếu tố cá nhân hóa trong bài luận này. Ngược lại, cá nhân hóa SoP là cực kỳ cần thiết, chẳng qua không được làm lố, không được dành quá nhiều đất mà thôi. Cũng chính vì vậy mà nếu chương trình chỉ đòi SoP thì sẽ là khó viết nhất (xem TH 1 dưới đây)
Về mặt hình thức: Như nhau. Đều là bài luận, mở-thân-kết. Vào đề là vào thẳng phần mở bài, không có thưa gửi, râu ria gì như LOM. Tuy nhiên, PS ít tính trang trọng/bó buộc hơn (less formal).
Về việc ứng dụng: thì tương đối phức tạp. Các trường/chương trình học bổng có thể dùng từ mà họ thích nên điểm thiết yếu là đọc rõ phần yêu cầu về nội dung cần viết! Cực kỳ quan trọng để quyết định xem mình cần viết về cái gì. Về cơ bản có thể chia làm 4 trường hợp:
- TH 1: Yêu cầu SoP HOẶC PS. Nhưng bản chất là yêu cầu viết SoP
- TH 2: Yêu cầu SoP HOẶC PS. Nhưng bản chất là yêu cầu viết PS
- TH 3: Yêu cầu SoP HOẶC PS. Bản chất là yêu cầu viết … cả 2 trong 1 bài luận ^^
- TH 4: Yêu cầu SoP VÀ PS
TH 1: Yêu cầu SoP HOẶC PS. Nhưng bản chất là yêu cầu viết SoP
Theo kinh nghiệm cá nhân cho thấy, do tính chất formal của SoP mà các chương trình học từ cấp thạc sĩ trở lên hay yêu cầu viết SoP hơn, đặc biệt là nếu xin làm tiến sĩ (PhD) hoặc thạc sĩ định hướng nghiên cứu (Master by research).
Như đã nói ở trên, khi chỉ “bị” đòi 1 mình SoP thì viết rất cực, số lượng từ thì giới hạn (~ 1000 từ) mà vừa phải nêu đủ “Academic and professional background, skills, and accomplishments; research interests; academic/career goals …”, vừa phải chêm thêm vài story, điểm nhấn để cá nhân hóa –> khoai lắm nên hãy dành cho SoP một khoảng thời gian chuẩn bị tương xứng nha.
Xem thêm: Viết SoP như một bức thư tình
TH 2: Yêu cầu SoP HOẶC PS. Nhưng bản chất là yêu cầu viết PS
Ngược lại, ở bậc học cử nhân hoặc cấp 3 thì các trường thường yêu cầu viết PS. Cũng dễ hiểu khi mà ở các cấp học thấp hơn thì việc đòi hỏi viết về kinh nghiệm làm việc, nghiên cứu, mục tiêu học thuật… là không hợp lý. Trình bày kỹ năng mềm, tố chất lãnh đạo, hoạt động ngoại khóa… thì phù hợp hơn. Các điểm này phù hợp với PS – một “tuyên bố cá nhân”.
TH 3: Yêu cầu SoP HOẶC PS. Bản chất là yêu cầu viết … cả 2 trong 1 bài luận ^^
Ví dụ: (Master of Fine Arts in creative writing) Applicants need to talk about their future academic and professional goals as well as any personal aspects of their identity that influence their writing.
TH cộng gộp thành personal statement of purpose (PSOP?!) này dễ xử nè, be as wild as you are, nói đơn giản là chém thoải mái đi 😉
TH 4: Yêu cầu SoP VÀ PS
Không quá hiếm các trường hay chương trình đòi cả SoP và PS. Và khi họ làm vậy thì tức là họ đã dùng 2 khái niệm này với đúng bản chất của nó (xem phần trên).
Ví dụ 1: Học bổng Erasmus Mundus, chương trình EuroPubhealth, yêu cầu 2 essay gồm 1) motivation and plans; 2) extra information about yourself.
Ví dụ 2: search ngẫu nhiên trên google, trích yêu cầu của University of California
TH này cũng khá dễ xử vì bạn sẽ có thể tập trung nghiêm túc viết về học thuật trong SoP và thể hiện cái tôi cá nhân thoải mái trong PS. Không như TH 3 khi đem 2 thứ gộp làm 1, tách riêng làm 2 bài sẽ giúp bạn có nhiều “đất diễn” hơn, mỗi bài sẽ có chiều sâu hơn.
Lưu ý là trong TH đòi cả 2 như thế này thì SoP có sức nặng và được “chấm” nhiều điểm hơn PS nhé.
Tuy nhiên PS lại có khả năng quyết định thành bại khi từ SoP (và CV) cho thấy 2 ứng viên có học vấn, kinh nghiệm làm việc và nghiên cứu (academic background, working experience, research interest) là như nhau.
Tóm tắt SoP vs LoM vs PS
Ok la, chúc cả nhà apply thành công ^^
There is no shame in falling down
True shame is to not stand up again!
Bask
Bạn có thể ủng hộ blog bằng cách ấn vào bất cứ hình quảng cáo nào trong trang. Quảng cáo của Google Adsense đảm bảo không chứa virus + link vớ vẩn.
Mọi thông tin trong trang web thuộc bản quyền của 5continents4oceans.com, được bảo hộ bởi đạo luật DMCA. Nếu có đăng lại nội dung, cần dẫn link gốc của bài viết.
Pingback: Hành trình học bổng chính phủ Thuỵ Điển (SISGP) - Phần 3: Thư trình bày động lực - Motivational Letter/SOP - Amandery
Pingback: Hành trình Học bổng Chính phủ Thuỵ Điển 2020 (Phần cuối: Motivation Letter/ SoP) – Amandery