A2Z về hội thảo khoa học và học bổng tham dự

(Last Updated On: June 6, 2019)

Hội thảo khoa học có thể đem lại 1 pub, 1 cơ hội networking và nếu xin được học bổng tham dự thì còn là cơ hội được đi chơi miễn phí! Vậy hội thảo khoa học là gì? Tìm thông tin ở đâu và quy trình xin học bổng như thế nào?

***

Trước khi giải đáp các câu hỏi trên, kinh nghiệm “chinh chiến” của mình trước nhé

YearConferencePlacePresentationNote
2018World Health SummitBerlin, GermanyPosterTravel grant (500e)
201817th World Conference on Tobacco or HealthCape Town, South AfricaOral + poster (2 sessions)Full scholarship (air ticket, accommodation in 4 star hotel and per diem)
20176th Conference of International Union Against Tuberculosis and Lung Disease, Asia Pacific RegionTokyo, JapanPosterTravel grant (150.000 yen ~ 32 triệu VND)
201749th Asia-Pacific Academic Consortium for Public Health ConferenceYonsei, KoreaOralNo scholarship so didn't go ^^
201647th Union World Conference on Lung HealthLiverpool, UKOralTravel grant (return ticket)
2016Global Health True Leaders 2016Bali, IndonesiaNot applicablePlatinum scholarship (transportation, accommodation and per diem)
201516th World Conference on Tobacco or HealthAbu Dhabi, UAEPosterNo scholarship so didn't go ^^
201215th World Conference on Tobacco or HealthSingaporePosterFull scholarship (air ticket, accommodation in 5 star hotel and per diem)

Đủ để chém gió về đề tài này nhỉ ^__________^ (Thời buổi anh hùng bàn phím nhiều lắm, đừng nhẹ dạ mà người ta viết gì cũng tin nha)

***

1/ Hội thảo khoa học “Academic conference” là gì?

Là nơi để công bố các kết quả nghiên cứu khoa học hoặc kết quả thực hiện của chương trình dự án + networking.

2/ Khác các loại hội thảo khác như thế nào?

“Youth conference”, “youth summit”, “young leadership”. Tuy được gọi bằng nhiều loại tên khác nhau nhưng tựu chung là ưu tiên người trẻ, mục tiêu là có thể là trao đổi văn hóa, học thuật, đào tạo 1 kỹ năng (leadership) hoặc về một chủ đề cụ thể nào đó (sustainable development, global health etc.). Loại này thường có nhiều học bổng tham dự nha!

  • Ví dụ trong số các hội thảo mình từng được chấp thuận chỉ có 1 cái là youth conference (2016-Global Health True Leaders in Bali, Indonesia). Và sau đó khi mình bắt đầu chú ý đến loại hội thảo này thì …hix…hix… “già” rồi, quá tuổi rồi 🙁

“Summit”: Cái này thường kiểu gặp gỡ của lãnh đạo cấp cao, mang đậm tính chính trị

  • Cái gần nhất mình đi “World Health Summit” thì là mix giữa academic conference và political meeting. Do là “summit”, hội thảo này thực sự là tập trung quá nhiều thành phần, gồm chính trị gia (Thủ tướng Đức Angela Merkel, Thủ tướng Na Uy Erna Solberg), các nhà hoạt động từ thiên có tiếng (Bill Gates), các tổ chức lớn (Tổ chức Y tế Thế giới, USAID, Wellcome Trust), các hãng dược, các công ty/tập đoàn đa quốc gia về công nghệ/thiết bị y tế, các nhà vận động chính sách, các tổ chức phi chính phủ v.v.v. Nói chung là tạp pí lù và mình không thích vì đi rồi mới biết nó đậm mùi chính trị 🙂 Mình dự được 1 buổi rồi toàn trốn đi chơi 😉

3/ Cách để phân biệt các loại hội thảo nói trên?

Nhìn tên thường cũng đoán ra vài phần 😉 Tuy nhiên:

Điểm khác biệt lớn nhất là ở khâu nộp abstract. Hầu như bất kỳ hội thảo khoa học nào cũng đều đòi hỏi mục này. Các youth conference hay summit hay yêu cầu nộp CV hoặc motivation letter hoặc có khi là một project proposal.

4/ Tại sao nên dự Academic conference?

Khi bạn nộp abstract cho 1 academic conference và được chấp nhận cho trình bày (dù là poster hay oral presentation), abstract đó sẽ được đưa vào conference proceedings.

Trong nhiều lĩnh vực, conference proceedings được publish như một phụ chương (supplement) của các tạp chí khoa học (Academic journals). Nói cách khác, nó sẽ được công nhận là 1 dạng publication!

Dĩ nhiên là yếu hơn so với pub là bài báo khoa học rồi. Tuy nhiên có vẫn hơn không, mà có thì đi xin học bổng cũng được lợi nữa. Xem thêm post Publications trong hồ sơ xin học bổng – What and How? nhé

5/ Abstract là gì? (Nhắc từ này mấy lần rồi)

Đại loại là một tóm tắt kết quả nghiên cứu hay kết quả thực hiện dự án hay tổng quan tài liệu về 1 vấn đề. Thường chỉ vào khoảng 250-300 từ, với cấu trúc cơ bản gồm các phần Introduction/background, objectives, methods, results, conclusion.

Phần này sẽ viết một bài hướng dẫn riêng sau! (Lại hứa ^^!)

6/ Ai được nộp abstract?

Cơ bản là tất cả mọi người có khả năng và có nhu cầu dự hội thảo 😉 Nghiên cứu sinh thì bắt buộc phải có bài trình bày tại hội thảo trong quá trình làm đề tài! Thạc sĩ + cử nhân thì tùy tâm 😉

Cử nhân cũng có thể đi được nhé. Do thường chưa có làm NC chuẩn, có số liệu, cử nhân thường nộp abstract là tổng quan tài liệu. Dĩ nhiên abstract loại này thì yếu hơn loại báo cáo kết quả nghiên cứu nhưng không phải là không có cơ hội.

  • Hội thảo đầu tiên mình đi (và đến giờ vẫn là hội thảo sang chảnh nhất khi chi cho ở khách sạn 5 sao^^) nộp abstract là tổng quan tài liệu (trích từ luận văn tốt nghiệp đại học) á.

7/ Quy trình như nào?

Cũng giống như nộp học bổng thường có 2 loại là xét song song hoặc xét tuần tự

  • Xét tuần tự: Nộp abstract –> chờ kết quả. Nếu được –> nộp tiếp học bổng/travel grant
  • Xét song song: Nộp abstract + đơn xin học bổng luôn. Khi xét họ sẽ làm 2 việc luôn thể và khi thông báo sẽ báo luôn 2 kết quả.

80% các hội thảo mình nộp thuộc dạng xét song song (thích loại này hơn, đỡ được ít thời gian và hồi hộp)

Lưu ý: Đây là khi hội thảo bự và có tiền để tài trợ cho người tham gia nha. Có thể xin travel grant dự hội thảo từ nguồn khác nữa (Xem câu 10)

8/ Phải có bài trình bày mới được dự?

Không. Có thể tự đăng ký, trả phí đăng ký và tự chi trả toàn bộ chi phí đi lại, ăn ở thì vẫn dự được như thường. Vấn đề là làm vậy không được lợi gì cả (thiệt hại cả tiền bạc và thời gian).

Để xin được học bổng hay travel grant, điều kiện tiên quyết là bài trình bày phải được chấp thuận! Bạn phải là accepted abstract author. Nếu không, 100% không được fund.

9/ Nếu abstract được nhận nhưng không được cho tiền thì có nên đi không?

Nếu chi phí chấp nhận được thì có thể đầu tư, đặc biệt là nếu chưa có pub, chưa có conference paper nào.

Cá nhân mình thì có tiêu chí rất rõ ràng là không cho tiền không đi 😉 Hội thảo không có tài trợ tiền/không có học bổng thì không nộp 😉 Hội thảo ở các nước đã đi rồi hoặc ở nước không thích đi thì cũng không nộp luôn (vì không được đi du lịch sau hội thảo á) 😉

Tuy cũng biết “nhà nghèo còn đòi hỏi lắm” là không tốt nhưng… ham chơi + ham tiền thì cứ vậy biết làm sao ^^!

10/ Ngoài bản thân cái hội thảo, còn nơi nào cho tiền đi dự không?

Có. Các trường đại học (ở nước ngoài) hay có khoản hỗ trợ sinh viên đi dự hội thảo. Cái này cần tự tìm hiểu vì mỗi trường mỗi khác, không thể nào tổng hợp được. Đơn giản nhất là hỏi thày/cô hướng dẫn hoặc lên giáo vụ khoa hỏi.

Một số tổ chức chuyên biệt cũng có hỗ trợ (nhất là nếu người xin trẻ hoặc đang là sinh viên). Nhược điểm là họ thường giới hạn thời gian nộp hồ sơ, ví dụ 1 năm mở 2 lần thôi chẳng hạn. Rất bất tiện vì lúc nó mở thì chưa được hội thảo nào nhận abstract và ngược lại chẳng hạn.

Tóm lại nên nhắm đến cái hội thảo mà cho học bổng/travel grant^^

11/ Tìm thông tin về hội thảo ở đâu

  • Cách 1: Có thể đăng ký nhận email thông báo từ trang nè: https://conferencealerts.com/. Cũng có thể vào đó để tìm các conference liên quan trong ngành bạn học
  • Cách 2: Google 😉 Từ khóa: conference + tên ngành học/chủ đề quan tâm. Ví dụ mình làm nhiều nghiên cứu về chủ đề tobacco control thì search: conference tobacco control. Hay rộng hơn là cả cái ngành học thì search: conference public health. Đừng khinh, ra nhiều lắm đó, các hội thảo có tiếng thường sẽ ở top tìm kiếm
  • Cách 3: Hỏi thăm 😉 từ đồng nghiệp, bạn bè cùng ngành, thày/cô hướng dẫn (thường là họ đi đầy rồi, họ liệt ra cho cả danh sách cho)

12/ Có phải dự hội thảo nào cũng được không?

Không. Cẩn thận, có lừa đảo nhé ^^ Có 1 loại hội thảo “predatory conference” mở ra để kiếm tiền (phí đăng ký đó) từ người tham gia. Hội này thường nhắm đến sinh viên, nghiên cứu viên trẻ, nhất là ở các nước đang phát triển, đang mong muốn (khao khát) có conference paper để lừa. Các hội thảo này hoàn toàn không có giá trị khoa học gì. Các abstract nộp vào đây cũng sẽ không được đăng ở đâu cả. Tóm lại là mất tiền oan.

Làm thế nào để nhận biết “predatory conference”? (theo thứ tự ưu tiên giảm dần):

  • Hỏi người trong ngành: Như đã nói người có thâm niên trong ngành thường biết gần hết các hội thảo lớn +  xịn của ngành đó ^^!
  • Nhìn vào website: Hội thảo xịn và lớn thường có website với tên miền riêng, ví dụ World Conference on Tobacco and Health có website là wctoh.org chẳng hạn. Hội thảo xịn nhưng nhỏ thường nằm trong website của một tổ chức/trường đại học. Hội thảo lởm thường nằm trên website của một bên thứ 3 nào đó với tên miền rất chung chung như conferenceorganizer.com
  • Tìm kiếm thông tin về các kỳ hội thảo trước: hội thảo xịn thường được tổ chức thường niên hoặc định kỳ 2-3 năm/lần. Sẽ có thông tin, thậm chí là website của các kỳ trước đó (nếu họ vẫn giữ tên miền).
  • Tìm tên hội thảo trong các list về “predatory conference” hoặc cơ bản là google tên hội thảo kèm từ khóa “predatory conference”
  • Nhìn vào thời gian tổ chức của hội thảo: Các hội thảo lớn thường kéo dài 2-3, thậm chí đến 5 ngày.

***

Còn gì nữa không nhỉ? Tạm thời chưa nghĩ ra. Mọi người đặt câu hỏi thì mình bổ sung thêm vô post nhé 😉

There is no shame in falling down

True shame is to not stand up again!

Bask

Mọi thông tin trong trang web thuộc bản quyền của 5continents4oceans.com, được bảo hộ bởi đạo luật DMCA. Nếu có đăng lại nội dung, cần dẫn link gốc của bài viết.

Comments

comments

Leave a Reply