Các cách “đánh bóng” hồ sơ xin học bổng

(Last Updated On: November 12, 2019)

SoP, LoR, CV, application form, IELTS certificate, bằng + bảng điểm đại học. Bạn nghĩ thế là đủ cho 1 hồ sơ du học? Gần đúng, đó là các thành tố quan trọng nhất nhưng chưa phải là tất cả! Cần nhưng chưa đủ 🙂

Khi bạn hoàn thiện hồ sơ, bao giờ cũng có 1 phần là supplement documents hay other certificates… Hiểu đơn giản là tất cả những gì bạn muốn dùng để đánh bóng thêm hồ sơ của mình (ngoài những thành phần bắt buộc đã nêu ở trên). Cái mà bạn nộp trong phần này hoàn toàn phụ thuộc vào bạn. Bạn có cái gì thì trưng ra cái đó. Có thể là thêm 1 LoR nữa, bằng khen/giải thưởng bạn nhận được thời đi học, xác nhận thứ hạng bạn đạt được trong lớp…

Trong post này mình sẽ điểm qua các dạng “thành tích” hay gặp nhất và nên được chuẩn bị để trưng ra, tô vẽ cho hồ sơ xin học bổng.

***

XÁC NHẬN THỨ HẠNG (CERTIFICATE OF RANK)

  • Tại sao cần: vì điểm GPA của bạn nhiều khi không nói lên được gì. Thì ví dụ bạn 8.9 trong 1 tập thể toàn 9 phẩy trở lên 😉
  • Chỉ định: Các bạn thủ khoa hoặc có rank cao (top 5%) trong khoa/trường thôi nhé.
  • Hình thức:
    • Nếu bạn tốt nghiệp thủ khoa –> quá dễ, bạn có thể nộp bằng khen của trường hoặc ban chấp hành Trung ương Hội sinh viên Việt Nam.
Bằng chứng nhận tốt nghiệp thủ khoa từ TW Hội SVVN
  • Nếu không phải thủ khoa nhưng có thứ hạng tốt trong khoa/trường, bạn cần xin giấy xác nhận của trường. Trường bạn có thể có mẫu sẵn, bạn chỉ cần yêu cầu. Nếu không, bạn có thể dùng mẫu trong ảnh dưới đây.

GIẢI THÍCH HỆ THỐNG ĐIỂM SỐ

  • Tại sao cần: Vì mỗi nước dùng 1 hệ thống thang điểm khác nhau, Việt Nam là 10 hoặc 4, Hà Lan thang 10, Đan Mạch là 12, Mỹ là 4, Anh là 100… Ý nghĩa của mỗi điểm trong thang cũng khác, vd, điểm 9, 10 ở VN vẫn có đầy, thậm chí ở 1 số trường là “muỗi” thì 9 ở Hà Lan là hiếm, còn 10 thì gần như không bao giờ.
  • Hình thức: Xin của trường. Trường đã có mẫu: tốt. Nếu không có, có thể tham khảo mẫu sau của trường mình.

CÁC HỌC BỔNG/GIẢI THƯỞNG KHOA HỌC

  • Tại sao cần: Cái này rõ quá rồi, nó khẳng định khả năng học tập, nghiên cứu của bạn
  • Hình thức: Bằng khen. Tuy nhiên nếu đạt học bổng của nhà nước cho sinh viên (hàng kỳ) thì thường không có bằng khen. Trong trường hợp này bạn có thể tự tổng hợp “thành tích” và lên trường xin xác nhận. Lấy ví dụ trường hợp của mình làm mẫu 😉

TRAINING/WORKSHOP/CONFERENCE

  • Tại sao cần: Chứng tỏ bạn năng nổ trong việc nâng cao kiến thức, trao đổi học thuật, networking… trong lĩnh vực bạn học
  • Chỉ định: Nếu có nhiều quá 🙂 thì chỉ nêu những cái gần nhất hoặc “oai” nhất thôi nhé (ví dụ ưu tiên international conference hơn national conference)
  • Hình thức:
    • Training hoặc workshop thì thường có certificate.
    • Conference thì nhiều loại hơn, nếu chỉ đi dự à thường là không có giấy tờ gì chứng minh à đành chịu thôi, nguyên tắc là chỉ nếu cái bạn có thể chứng minh được!. Nếu bạn được trình bày (poster hoặc oral presentation) thì thường là sẽ có certificate of attendance hoặc letter of invitation hoặc cả 2. Nộp cái nào cũng được. Ngoài ra thì cũng nên nộp thêm cả abstract của bài trình bày nữa.
Xác nhận tham gia khóa học

BÀI BÁO KHOA HỌC

  • Tại sao cần: Nếu bạn nào làm nghiên cứu sẽ biết, cái này là bằng chứng cao nhất cho khả năng nghiên cứu của 1 sinh viên 🙂
  • Hình thức: Chỉ cần liệt kê trong CV thôi, ko cần in cả bài báo ra làm gì, vì nếu nêu đúng tên citation, bất cứ ai cũng có thể search trên mạng để kiểm tra khi cần (Dĩ nhiên là với báo quốc tế nhé, nhất là báo có impact factor/được index, báo trong nước thì nêu cũng để cho vui thôi, họ không để ý và cho tí điểm nào đâu)

Ví dụ: Ngan TT, Anh LV, My NTT, Bich NN. Changes in Vietnamese Male Smokers’ Reactions Towards New Pictorial Cigarette Pack Warnings Over Time. Asian Pac J Cancer Prev. 2016;17 Suppl:71-8

HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA/TÌNH NGUYỆN

  • Tại sao cần: Các trường/học bổng ở Mỹ + Úc thường đánh giá cao cái này hơn là mấy trường/học bổng ở Châu Âu (vốn coi trọng học thuật hơn). Ngoài ra các ngành khoa học cũng ít coi trọng khoản này hơn là các ngành hoạt động xã hội, truyền thông hay kinh tế.

Nói chung là cái gì gắn với cái mình học thì được coi trọng hơn thôi, cũng chả ai yêu cầu mấy ông kính cận, tối ngày ngồi trong lab nghiên cứu phải giỏi hoạt động ngoại khóa cả. Ngược lại cũng chả mong mấy ông học về hoạt động xã hội lại chưa từng hoạt động ngoại khóa hay làm tình nguyện (học gạo à?)

  • Hình thức: giấy chứng nhận/xác nhận, có thể là của trường, hoặc của tổ chức mà bạn từng làm volunteer

Ok la, chúc các bạn đi sau nhiều may mắn, thành công trong cuộc “săn” học bổng.


There is no shame in falling down
True shame is to not stand up again!

Bask

Bạn có thể ủng hộ blog bằng cách ấn vào bất cứ hình quảng cáo nào trong trang. Quảng cáo của Google Adsense đảm bảo không chứa virus + link vớ vẩn.

Mọi thông tin trong trang web thuộc bản quyền của 5continents4oceans.com, được bảo hộ bởi đạo luật DMCA. Nếu có đăng lại nội dung, cần dẫn link gốc của bài viết.

Comments

comments

4 thoughts on “Các cách “đánh bóng” hồ sơ xin học bổng”

  1. Em chào chị ạ, em lê la đọc bài của chị từ lâu rồi, em có thắc mắc nhỏ là khi chọn ngành cho hb Erasmus thì có cách nào biết được là mức độ cạnh tranh ntn ko ạ? Kiểu mấy nghìn người apply vào chẳng hạn ấy ạ :))
    Em cảm ơn chị nhiều.

    1. Hiện EACEA hay EM Association không có số liệu thống kê về cái đó em ạ (hoặc có mà họ ko public). 1 số course tự bản thân họ có đưa thông tin về số hồ sơ năm trước và số trúng tuyền trên website. Số khác thì nói cho alumni –> hỏi alumni đã từng apply để biết. Số nhiều là không nói năng gì –> tự dự đoán = mức độ hot của ngành nghề, độ tuổi của course (nếu năm đó mới có thì có thể nhiều người ko để ý –> ko nộp), ranking của các trường trong course (trường càng xịn thì course càng hot, càng nhiều người nộp).

  2. Chị ơi, em muốn hỏi chị là điểm GPA của em là 2.9, trong khi mức điểm của trường đưa ra là 3.0 là tối thiểu.
    Em có 6.5 Ielts ( đang ôn để lên 7.0 hoặc 7.5), đang ôn GRE.
    Có khinh nghiệm nghiên cứu khoa học ( có bài báo được đăng quốc tế ) thì hồ sơ của em có hy vọng không ạ.

    1. “Trường” ở đây em đề cập là trường nào hả em? E cần nói rõ là em đang xin học bổng gì hay admission ở đâu chứ. Anyway, GPA ko phải yếu tố duy nhất trong hồ sơ và GPA thấp ko có nghĩa mọi cánh cửa đều đóng lại. Các trường hợp GPA ~ 7 và nhận được học bổng không phải quá hiếm.
      Em có thể xem thêm ở link tổng hợp về các EU scholarship holders để lấy thêm động lực: https://goo.gl/9sOTD1

      Nói đi cũng phải nói lại, điểm GPA của em khá là thấp, cần nỗ lực nhiều để bù đắp cho hồ sơ (kinh nghiệm làm việc, SoP xuất sắc, LoR mạnh, IELTS và pubs khá ổn rồi).

      Try your best and good luck!

Leave a Reply