Ý nghĩa của yêu cầu về “kinh nghiệm làm việc” khi xin học bổng

(Last Updated On: January 4, 2017)

Người ta cho tiền, người ta có quyền đòi hỏi 🙂 Và yêu cầu về số năm làm việc tối thiểu rất thường xuất hiện, đặc biệt là đối với học bổng chính phủ và một số ngành đặc thù. Tuy nhiên, yêu cầu cụ thể về DẠNG, SỐ LƯỢNG và CÁCH CHỨNG MINH “kinh nghiệm làm việc” của mỗi học bổng lại mỗi khác. Cái mà người đi săn cần là hiểu rõ để chuẩn bị hồ sơ được chuẩn!

***

SỐ LƯỢNG

Cái này dễ hiểu nhất, thông thường nếu học bổng có đòi, thường họ đòi “tối thiểu 2 năm kinh nghiệm”. Học bổng thạc sĩ dành cho fresh graduate không nhiều lắm, thường là học bổng trường. Học bổng toàn phần nổi tiếng nhất cho fresh graduate là Erasmus Mundus. Rất nhiều course không đòi kinh nghiệm (nhưng cũng rất nhiều course đòi^^).

Nói đi cũng phải nói lại, việc đi học thạc sĩ luôn ngay sau khi tốt nghiệp đại học không phải bao giờ cũng là một ý hay. Dân Châu Âu đi học thạc sĩ rất muộn, có người có cả chục năm kinh nghiệm dắt túi rồi mới quay lại giảng đường học lấy cái bằng. Cách học tại đây vốn không phụ thuộc vào lý thuyết, mà đi vào thực tế, bài tập nhóm, thảo luận rất nhiều.

Nếu bạn chưa từng đi làm thực tế, bạn có cái gì để mà thảo luận, chia sẻ với bạn bè đồng môn?

Đối với các ngành khoa học cơ bản (toán, vật lý, hóa…) và kỹ thuật, học lên luôn ok, chứ với khối ngành xã hội vốn dính đến một thứ chả lý thuyết nào mô tả được và đã thế lại thay đổi ngày ngày, theo ngu y của mình, dùi mài trường đời 2 năm trước khi đi học là còn ít! Ví dụ nếu em nào học ngành của mình mà hỏi mình câu “Em ra trường có nên học thạc sĩ luôn không?”, mình xin trả lời luôn là “Không”, vạn lần không 😉

DẠNG

Chắc chắn có bạn phải thắc mắc, nếu nói “2 năm kinh nghiệm làm việc” thì 2 năm đó tính như thế nào? Như thế nào gọi là “kinh nghiệm”? Uhm, câu hỏi siêu đúng đắn. Có 2 dạng chính

  1. Kinh nghiệm làm việc chính thống, được hợp pháp hóa bằng hợp đồng làm việc
  2. Bất kỳ cái gì bạn làm có dính đến cái ngành bạn định xin học, dù là hoạt động ngoại khóa, dự án cá nhân, làm thuê (không hợp đồng), hoạt động từ thiện, thực tập không/có lương…

Loại 1, tính từ lúc bạn ra trường đến khi bạn apply (ngày trên hợp đồng làm việc đầu tiên đến deadline của học bổng bạn đang nộp).

Lấy ví dụ học bổng ADB-JSP (học bổng của ngân hàng phát triển Châu Á và chính phủ Nhật), ghi rõ như sau “At least two (2) years of full-time professional working experience (acquired after a university degree) at the time of application”

Keyword “full-time professional” working experience! Đối với các học bổng yêu cầu 1 cách rõ ràng là kinh nghiệm dạng này, bạn chẳng còn cách nào khác là đi làm cho đủ số lượng yêu cầu 😐

Loại 2, cũng tính đến lúc bạn apply nhưng không bắt buộc là tính từ khi ra trường và có hợp đồng làm việc.

Lấy ví dụ của Chevening, ghi rõ như sau “Have completed at least two years’ work or equivalent experience by dd/mm/yyyy”

Keyword ở đây là “or equivalent”, có nghĩa là các kinh nghiệm ngoài lề, không hợp thức hóa bằng hợp đồng làm việc “có thể” được tính. Lưu ý cái chữ CÓ THỂ vì được hay không vẫn phải xem kinh nghiệm đó có thực sự liên quan không và bạn có chứng minh được là mình đã làm không.

Nếu học bổng ghi lững lờ chung chung “2 years of work experience”, bạn nên viết mail hỏi thẳng Coordinator!

CÁCH CHỨNG MINH

Đối với dạng 1 nêu ở trên, rất đơn giản: hợp đồng có dịch công chứng. Một công việc thì 1 cái hợp đồng, bạn làm nhiều hơn 1 công ty/đơn vị thì ráng tốn tiền dịch công chứng vài cái hợp đồng 😀

Đối với dạng 2, phức tạp bắt đầu ở đây. Có khá nhiều cách để chứng minh và tùy khả năng, trường hợp mà bạn chọn cách hợp với mình nhé:

  • Xin giấy chứng nhận từ nơi làm cũ/nơi bạn tình nguyện hay trường đại học (nói chung là đơn vị chủ quản nơi bạn có cái “kinh nghiệm làm việc”.

Cách này được đưa ra bởi Coordinator của khóa TropEd thuộc học bổng Erasmus Mundus khi mình hỏi. Nguyên văn như sau “…an official letter stating your start and end work dates, plus your responsibilities/tasks will be adequate. The letter should be on headed paper and signed by the member of staff that you were responsible to.”

  • Nếu bạn xin LoR từ 1 người thuộc tổ chức/cơ quan bạn thực tập, làm tình nguyện –> yêu cầu đề cập tóm tắt nhưng rõ ràng khoảng thời gian bạn làm cùng nhiệm vụ vào trong LoR. Nhớ ghi trong cả CV. SoP cũng nên nhắc đến.
  • Các loại bằng khen (hoạt động ngoại khóa, tình nguyện…) nếu có, đều có thể dùng tạm làm bằng chứng
  • Bần cùng bất đắc dĩ, nếu giấy chứng nhận, bằng khen, LoR đều không xin được thì bạn đề cập trong CV và SoP. Trong SoP thì nên nói rõ bạn học được cái gì từ thời gian làm việc abc đó. Nói sao cho có vẻ thật là đã làm ý. Cách cuối này thì hên xui, tùy người xét duyệt khó hay dễ và trình độ chém gió trong SoP của bạn

Khóa TropEd mà mình nhận học bổng yêu cầu 2 năm kinh nghiệm làm việc. Đến thời điểm mình apply, mình mới ra trường được 1.5 năm (18 tháng) nhưng số lượng kinh nghiệm mình điền là 30 tháng (mình bắt đầu làm dự án từ khi là sinh viên năm 3). Mình chuẩn bị đủ bằng chứng cho cái 12 tháng làm việc từ trước tốt nghiệp kia bằng cả 3 cách trên cùng.

Vậy đó, mong rằng qua bài này, các bạn hiểu rõ thêm về yêu cầu “kinh nghiệm làm việc” của học bổng. Chúc các bạn thành công!


There is no shame in falling down
The shame is not standing up again!

Bask

Comments

comments

Leave a Reply