Thông tin chung về học bổng Erasmus Mundus (Erasmus +) của liên minh Châu Âu

(Last Updated On: July 10, 2021)

Erasmus Mundus là một trong những học bổng toàn phần danh giá nhất ở Châu Âu (nhưng tuy được tiếng mà không được miếng mấy). Đây là 1 hệ thống học bổng chứ không đơn thuần là 1 học bổng đơn lẻ mặc dù tiền được rót xuống từ 1 nơi là European Commission (Ủy ban Châu Âu hay Liên minh Châu Âu). Chính vì vậy mà cấu trúc và cách thức apply cho học bổng này có khá nhiều điểm khác biệt…

NOTE: A newer and updated version of this post available HERE

HÌNH DUNG VỀ “ĐẠI” HỌC BỔNG NÀY

Về cơ bản cấu trúc của học bổng này như trong hình sau:

  • Action 1: Dành cho tất cả mọi sinh viên từ bất kỳ nước nào. Đặc điểm của Action 1 là mobility scheme, tức là sinh viên “không được” ở yên 1 chỗ mà bắt buộc “phải” học ở ít nhất 2 trường (tương đương 2 nước) trong nhóm các trường tham gia vào 1 chương trình.
    • Action chia ra thành nhóm các chương trình học bổng thạc sĩ và nhóm các chương trình học bổng tiến sĩ
    • Có > 100 chương trình khác học bổng thạc sĩ khác nhau với đủ các nhóm ngành, chuyên ngành như kinh tế, môi trường, y tế, xã hội v.v.v Do đó dù bạn học gì, bạn cũng sẽ (nhiều khả năng) tìm được ít nhất 1 chương trình phù hợp. Danh sách các chương trình (2019): https://eacea.ec.europa.eu/erasmus-plus/emjmd-catalogue_en
    • Học bổng tiến sĩ ít hơn, “chỉ” tầm ~ 30 chương trình, do đó 1 số ngành sẽ không tìm được học bổng phù hợp.
  • Action 2: Chỉ dành cho 1 số nước nhất định, dành cho sinh viên 1 số trường nhất định của nước nào đó (thường là trường có liên kết với các trường trong chương trình học bổng). Thường chỉ học ở 1 nơi. Trong 1 chương trình có thể có học bổng cho thạc sĩ, tiến sĩ hoặc ngắn hạn dạng trao đổi (3-6 tháng).

ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT

Đây là học bổng merit-based, tức là cứ giỏi là ok, ko cần phải quan tâm khối tư nhân hay khối nhà nước ( I LOVE IT ). Vì ko phải dạng viện trợ chính phủ/ngoại giao nên cũng ko có ràng buộc quay về trả nợ sau khi đi học. Học xong muốn bay đi đâu thì bay. Rất nhiều chương trình ko đòi năm kinh nghiệm –> cơ hội cho các bạn mới/sắp ra trường muốn đi học luôn. Số lượng chương trình thì rất nhiều, thuộc đủ loại lĩnh vực, bạn có thể apply cả 2 action 1 và 2. Tuy nhiên chỉ được apply tối đa 3 chương trình (3 course) trong action 1. Action 2 thì không giới hạn số chương trình được apply. Nghe có vẻ nhiều nhưng nếu bạn học các ngành hẹp như mình thì thậm chí tìm đủ 3 course để apply còn khó

Số lượng suất học bổng mỗi chương trình trao phụ thuộc vào độ tuổi của chương trình đó, mới thì lấy nhiều hơn, lâu rồi (nhiều tuổi rồi) thì lấy ít đi.

TRỊ GIÁ HỌC BỔNG

Do là học bổng toàn phần nên toàn bộ chi phí ăn ở, học phí, bảo hiểm, đi lại của du học sinh sẽ đều được LM Châu Âu chi trả.

Đối với action 1:

  • Category A (sinh viên ngoài EU): 1000E/tháng (tiêu gì thì tùy) + 4000E/năm (hỗ trợ đi lại, set up) + bảo hiểm (có chương trình bảo hiểm tính riêng hoặc trừ thẳng vào khoản 4000).
  • Category B (sinh viên EU hoặc sinh viên ngoài EU nhưng đã ở EU >12 tháng): 500e/tháng

Đối với action 2: Vé máy bay đi và về sẽ được chương trình mua + 1000e/tháng + bảo hiểm (Không có khoản 4000e của action 1)

CÁCH THỨC APPLY VÀ QUY TRÌNH XÉT DUYỆT

Mình chỉ nói về action 1, học bổng master (vì action 2 mình ko có apply, ko múa rừu qua mắt thợ được).

Cách thức apply phần lớn là online.

Bước 1: Vào danh sách ở trên, chọn chương trình phù hợp, vào web của chương trình đó đọc yêu cầu (mỗi chương trình 1 khác), chọn mobility scheme, chuyên ngành hẹp. Lưu ý thời gian chương trình mở/đóng apply (thường là trong khoảng tháng 9 đến tháng 1 (apply – deadline).

Bước 2: Chuẩn bị + hoàn thiện hồ sơ (Statement of purpose – SoP, Letter of reference – LoR, CV v.v.v) theo yêu cầu của chương trình.

Bước 3: Apply (phần lớn chương trình yêu cầu apply qua hệ thống online). Apply này thực chất là nộp hồ sơ thẳng tới consortium của chương trình (thực ra là 1 hội đồng gồm đại diện tất cả các trường trong chương trình), ko cần xin admission của từng trường riêng lẻ trong chương trình.

Bước 4 (có thể có hoặc không tuỳ chương trình): Phỏng vấn qua Skype/điện thoại

Bước 5: Nhận kết quả từ consortium. Trả lời (1 cách đầy vui mừng hoặc luyến tiếc) là có nhận học bổng hay không. Nếu bạn trả lời có, 99.99% là bạn đã nhận được học bổng.

Bước 6: Nhận kết quả xét duyệt chính thức từ EACEA (vì sau khi nhận trả lời từ mình, consortium sẽ gửi danh sách lên cho EACEA để duyệt xin tiền). Xin chúc mừng, đến đây bạn 100%, 1000% có tiền đi học.


Lưu ý: Đến hết năm 2014, học bổng có tên là Erasmus Mundus. Từ năm 2015, phần lớn các chương trình như Erasmus Mundus (3 action), Erasmus, Comenius, Grundtvig etc) sẽ quy về 1 mối là ERASMUS + . Như vậy sẽ có chắc chắn có kha khá thay đổi mà các bạn apply từ năm 2015 sẽ phải tự khám phá vì các note trước đây sẽ ko còn chuẩn 100% nữa (mình apply từ 2013).

P/S:
Mình sẽ viết cụ thể về 3 khóa mình apply là TropEd, Europubhealth và GEMMA ở post khác (Trong 3 khóa trên thì mình theo học TropEd, khóa này lấy 7 suất non-EU và 2 suất EU, số hồ sơ cho năm học 2013-2014 là ~ 5000)

Comments

comments

17 thoughts on “Thông tin chung về học bổng Erasmus Mundus (Erasmus +) của liên minh Châu Âu”

  1. Chị ơi, Em học Business Law, em tốt nghiệp được 1 năm rồi, GPA 3.33 class ranking là 4/69. Ielts 7.0. Em định apply European master in Law and Economics. Extra curicular ectivities em rất nhiều, đi kiểu exchange em cũng có, nhưng mafvee fphaafn research thì đây không phải là thế mạnh của em, em không có bài nghiên cứu khoa học nào cũng chẳng làm khóa luận. Không biết với profile như vậy có ổn không chị?

  2. Em chào chị ạ
    em muốn hỏi chị là:
    1/ Nếu muốn check xem mức độ cạnh tranh của một ngành thì xem ở đâu ạ ? Kiểu năm trước có bao nhiêu người cùng apply vào chẳng hạn ấy ạ. em lê la mãi trên mạng mà ko tìm được câu trả lời
    2/ em học kinh tế, nghiên cứu về các vấn đề vĩ mô chạy kinh tế lượng các kiểu ấy ạ, nếu apply vào các khóa của humanities and art là trái ngành, cơ hội mong manh lắm đúng ko ạ ?

    Em cảm ơn chị ạ 🙂

    1. Hi em,

      1) Hiện EACEA hay EM Association không có số liệu thống kê về cái đó em ạ (hoặc có mà họ ko public). 1 số course tự bản thân họ có đưa thông tin về số hồ sơ năm trước và số trúng tuyền trên website. Số khác thì nói cho alumni –> hỏi alumni đã từng apply để biết. Số nhiều là không nói năng gì –> tự dự đoán = mức độ hot của ngành nghề, độ tuổi của course (nếu năm đó mới có thì có thể nhiều người ko để ý –> ko nộp), ranking của các trường trong course (trường càng xịn thì course càng hot, càng nhiều người nộp).

      2) cũng khá ngang trái 🙂 em nên nghĩ cách giải thích thật hợp tình hợp lý và rõ ràng khi viết SoP.

      1. Chị ơi em hỏi tí cái này hơi ngại nhưng mà tương lai nếu em bí quá không nhờ ai check được LOR VÀ LOP thì em nhờ chị được ko ạ ? :))

        1. Ok 🙂 Tuy nhiên khi gửi e cần nói rõ khi nào cần vì c khá bận, nên cần biết rõ deadline để còn sắp xếp thời gian.

  3. Pingback: Bổ sung hồ sơ săn học bổng bằng kinh nghiệm làm việc – Học bổng du học Mỹ

    1. Em chào chị ạ
      Em muốn hỏi chị là:
      1/ muốn xem mức độ cạnh tranh của 1 ngành trong hb erasmus , kiểu có bao nhiều người apply vào ngành đó trong mùa trước thì check ở đâu thế ạ? em lê la mãi trên mạng mà ko thấy câu trả lời 🙂
      2/ em học chuyên về kinh tế, kiểu nghiên cứu chạy kinh tế lượng ấy ạ, nhưng muốn apply vào các khóa của Humanities and art thì có phải là trái ngành mong manh lắm ko ạ ?

  4. chị ơi học khối ngành kinh tế thì học bổng EM có cho apply 3 courses liên quan đến KHXH ko?

    1. Họ cho apply trái ngành thoải mái em. Apply là 1 chuyện còn được hay không là chuyện khác mà. Nói thật là số người apply trái ngành được học bổng EM khá ít 🙁

      1. Em theo học chuyên nghành Ô tô – Đại học Bách Khoa Tp.HCM, có vẻ không có course nào phù hợp với chuyên nghành này chị nhỉ hi 🙂

  5. Chị ơi, em hi vọng chị sẽ sớm viết bài về ngành Public Health mà chị đã học, những dự án mà chị đã làm, chị đang tiếp tục ở Hà Lan và có ý định hay dự định gì về công việc/dự án tiếp theo ở Việt Nam?
    Tks chị nhiều.

Leave a Reply