Di chuyển bằng tàu giữa các thành phố ở Châu Âu rất là tiện. Tuy nhiên lúc đặt vé tàu từ A à B chắc nhiều bạn đã gặp tình huống là hổng biết cái ga nào là ga trung tâm 😀 Khổ nữa là tàu vùng (vé rẻ) lại rất hay dừng ở ga nhỏ, ngoại ô thay vì ga trung tâm. Post này sẽ liệt kê tên ga trung tâm ở 1 số thành phố du lịch có tiếng mà mình đã ghé qua + 1 số tips để nhận biết ga trung tâm.
***
NOTE: Bạn có thể nhấn vào tên nước để đến mục lục các bài viết liên quan về danh lam thắng cảnh, ăn uống, đi lại ở nước đó (Hiện tại thì chưa nhiều lắm, mình đang viết dần dần ^^!)
Series về hệ thống tàu hỏa ở 1 số nước Châu Âu (kèm tips mua vé rẻ ^^) có thể tìm ở post sau: Roll around Europe by train. Nếu bạn đi bằng máy bay, check post Hệ thống sân bay tại một số thành phố du lịch nổi tiếng ở Châu Âu để tránh bị mấy bạn hãng máy bay giá rẻ lừa rồi mất thời gian + tiền nhé. Còn bus thì xem tại post Loanh quanh Châu Âu bằng xe buýt khi hầu bao lép
***
Láng giềng của Đức (và nói tiếng Đức) có khác nên công thức cũng giống Đức luôn, ga trung tâm = tên thành phố + Hbf (Hauptbahnhof)
Ví dụ: ga trung tâm của Salzburg là Salzburg Hbf, của Hallstatt là Hallstatt Hbf (thực là có mỗi 1 ga à), của Wien (Vienna) là Wien Hbf
Thủ đô Vienna (hay Wien) còn 1 ga lớn nữa là Wien Westbahnhof (dịch đại ý là ga phía Tây), tàu chạy sang các nước láng giềng của Áo (Đức, Thuỵ Sĩ, Hungary…) thường xuất phát ở ga này.
Nước Bỉ bé nên được cái ưu điểm là mua vé từ thành phố A sang B thì bạn đi từ bất kể ga nào ở thành phố A và đến bất kể ga nào ở thành phố B cũng được. Ví dụ đi từ Brussels đến Gent thì trên vé sẽ ghi Zone Brussels to Zone Gent! (Các nước khác thì không có chuyện này đâu nhé, ví dụ bạn mua vé từ Amsterdam Central đi Utrecht Central thì không xuất phát ở ga Amsterdam RAI được ^^).
Dĩ nhiên đi thì đi được nhưng cũng chả ai muốn xuống nhầm ga ngoại ô cho khổ cả 🙂
- Brussels: ga trung tâm là Brussels Central station.
Tuy nhiên có 1 ga lớn khác mà tàu quốc tế (hay tàu từ nước khác) hay dừng thay vì ga trung tâm là ga Brussels Midi (hay Brussels South). Đặc biệt là có tàu thẳng đến sân bay Charles de Gaulle (Paris, Pháp)! Ga này mới là ga to nhất ở Brussels nhé.
- Gent: Gent Sint-Pieters
- Brugge (Bruges): Brugge Sint-Pieters
Nói chung thì từ 3 thành phố mình đã đi thì có vẻ công thức là: tên thành phố + Sint-Pieters (ko chắc lắm, cần các bạn ở Bỉ confirm^^).
Trong tiếng Đan thì central station = Hovedbanegård. Dĩ nhiên không thể để nguyên cái từ đó được vì nếu làm thế khách du lịch sẽ choáng mà chết (nhìn thôi đã nản chứ đừng nói đến phát âm :D). Các bạn Đan chỉ dùng mỗi chữ H để ký hiệu ga trung tâm thôi. Tuy nhiên cũng chỉ ở các thành phố lớn, ở các thành phố, thị trấn nhỏ hơn thì chỉ có tên thành phố + st thui nhé.
Ví dụ: ga trung tâm của Copenhagen là Copenhagen H (hay Kobenhavn H), của Aarhus là Aarhus H, của Odense (nơi sinh của Andersen) là Odense st…
Tất cả các thành phố đều theo công thức sau: tên thành phố + central
Ví dụ: ga trung tâm của Amsterdam là Amsterdam Central, của Utrecht là Utrecht Central, của Rotterdam là Rotterdam Central… Rất đơn giản + dễ nhận biết phải không ^^
Công thức là… hổng có công thức. Mỗi thành phố ga trung tâm lại được đặt 1 cái tên nào đó 🙁
Ví dụ: Ga trung tâm tại Budapest tên là Keleti pályaudvar. (Trong đó tiếng Hung pályaudvar = train station)
Công thức là: tên thành phố + Hbf (viết tắt của Hauptbahnhof)
Ví dụ: ga trung tâm của Berlin là Berlin Hbf, của Munich là Munich Hbf (hay Munchen Hbf), của Cologne là Cologne Hbf …
Nước bé tẹo tèo teo à, tên ga trung tâm = tên thành phố (có 1 ga là may lắm rồi ^^!)
Bắt đầu phức tạp rồi đây 🙂 Nói chung đa phần các thành phố thì chỉ có 1 ga chính = tên thành phố. Ví dụ: ga của thành phố Colmar tên là Colmar. Ga của thành phố Blois tên là Blois.
Ngoại lệ 1: 1 số thành phố có ga TGV và ga trung tâm, to như nhau hoặc ga TGV thậm chí to hơn (Cho bạn nào không rõ, TGV là hệ thống tàu nhanh của Pháp). Ví dụ: Avignon có 2 ga là Avignon TGV (tàu nhanh nối đến các thành phố lớn khác) và Avignon centre (tàu chậm, tàu vùng).
Các bạn xem hình dưới đây để hiểu rõ hơn (nhấn vào hình để xem ảnh cỡ lớn). Note: Hình khá cũ rồi nên chỉ mang tính chất minh họa thôi nhé, giờ có nhiều line mới lắm.
Ngoại lệ 2: Paris. Nhiều ga kinh khủng khiếp luôn (6 ga chính), đi mỗi nơi là lại ra 1 cái ga khác nhau. Được cái ga nào cũng được nối với metro or tàu RER nên di chuyển rất tiện.
Ga lớn nhất và bận rộn nhất là Gare du Nord, do phần lớn các chuyến đi/đến quốc tế đều là ở đây. Nếu đi từ nước khác sang bằng tàu thì đa phần bạn sẽ thấy mình end-up ở ga này 🙂
Mình mò ra cái hình trên Wiki khá hay để hình dung xem ga nào Paris phục vụ đi đâu:
Central station tiếng Séc là hlavní nádrazí, viêt tắt với ký hiệu hl.n –> ga trung tâm = tên thành phố + hlavní nádrazí hoặc hl.n
Ví dụ: ga trung tâm ở Prague là Prague hl.n, ở Kutná Hora là Kutná Hora hl.n (riêng ở đây thì mặc dù gọi là ga trung tâm nhưng nó cách trung tâm đến 4km! Hơi ảo 🙂 Thế cho nên bạn nào có ý định đi thăm nhà thờ xương người ở thành phố này thì phải xuống ở 1 cái ga xép nho nhỏ khác cơ. Mình sẽ viết hướng dẫn cụ thể khi có dịp ^^!).
Đơn giản lắm, mỗi thành phố thường…có mỗi 1 ga à, ga trung tâm = tên thành phố. Ví dụ: Bern, Lucerne (Luzern), Lausanne, Geneva…
1 số ngoại lệ: Basel SBB, Zurich HB…
Chả có cái hệ thống ký hiệu quái gì, sau đây là ga trung tâm ở 1 số thành phố du lịch nổi tiếng:
- Rome: ga Rome Termini (hay Roma Termini).
Có 1 ga khác hay xuất hiện khi đặt vé là Rome Tiburtina (Roma Tiburtina) – tàu vùng/tàu chậm hay dừng ở ga này thay vì ga trung tâm. Từ ga này trèo lên metro line B là đến thẳng được ga Termini cũng như các điểm khác trong trung tâm thành phố –> nếu mua vé tàu đến ga này rẻ hơn hẳn thì nên mua (mình mua vé Venice Mestre đến Rome Tiburtina có 9e –> đi thêm 1 đoạn metro vô trung tâm chẳng thành vấn đề)
- Milan: ga Milan Centrale (Milano Centrale)
- Venice: trên đảo chính là ga Venice St.Lucia (hay Venezia St.Lucia), trên đất liền là ga Venice Mestre (hay Venezia Mestre). Xem thêm post Tổng kết về giao thông công cộng và cách di chuyển ở Venice để hiểu rõ đảo chính và đất liền là gì nhé.
- Florence (Tiếng Ý là Firenze): Florence Santa Maria Novella
- Pisa: Pisa centrale
Phải viết cả tiếng Ý vì nếu đặt vé trên web của tàu Ý (Trenitalia) thì search tên thành phố PHẢI bằng tiếng Ý!
Thổ Nhĩ Kỳ // Slovenia // Croatia
Thôi, mời bạn đi bus, bus ở các nước này nhanh, sạch, đẹp, tiện hơn tàu nhiều 😉
***
Vậy đó, hy vọng giúp ích cho các bạn có máu đi chơi ^^!
Have fun when roll around!
Bask
bạn ơi, cho mình hỏi thăm, bạn có biết từ Sân Bay Rome vào trong Rome (gần ga Trung tâm) thế nào ko? Vì mình sẽ thuê khách sạn ở gần Ga Rome để tiện di chuyển
Thanks all
Mình ko biết bạn đến sân bay nào của Rome (vì có 2 sân bay), nhưng nếu từ sân bay chính Fiumicino về ga trung tâm (Termini) thì rất đơn giản. Nhanh và đắt nhất là tàu Express, rẻ hơn chút thì có tàu thường FL1, rẻ nhất là bus (Terravision, 4e) nhưng cũng lâu nhất. Bạn ra đến cửa ra định đi cái gì thì nhìn bảng chỉ dẫn rồi đi theo thôi.
Các ga ở London cũng khủng khiếp chắc ngang ngửa với Paris. Mình đi thì thấy hình như không có ga nào là ga trung tâm. Mỗi hệ thống tàu có một ga chính, do các công ty khác nhau quản lý, tỏa ra các hướng khác nhau.
Hix, nghe đã thấy oải, mình chưa đi Anh nên chịu, thôi chờ bạn nào ở London khai sáng cho vậy 😉