Nhắc đến Ý chắc 2 điểm đầu tiên được nghĩ đến và cũng là 2 điểm hầu như luôn có mặt trong hành trình của mọi người là Rome và Venice. Hình ảnh Venice với những anh chàng Ý (đẹp trai) trong bộ quần áo truyền thống và chiếc thuyền Gondola đã quá đỗi quen thuộc và ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người. Tuy nhiên đừng lầm tưởng phương tiện di chuyển ở Venice là những chiếc thuyền độc mộc đó nhé 😉
***
Vậy di chuyển ở Venice có những phương tiện gì, dùng thế nào? Bài viết này sẽ cố gắng trả lời câu hỏi đó. Đây cũng là một mảnh trong series về Giao thông công cộng tại 1 số thành phố lớn ở Châu Âu. Nếu bạn có một hay vài thành phố khác trong list ghé thăm thì có thể check series kể trên 🙂
Điểm đầu tiên và cũng rất quan trọng: Cần hiểu cái tên gọi VENICE chính xác nói đến cái gì? Venice là thủ phủ của vùng Veneto (Ý), là một “comune” (có khi dùng municipality hay city), tức là ngang với tỉnh hay thành phố lớn ở ta. Venice nói đơn giản gồm 3 phần:
- Đất liền (mainland): số 3, 4, 5, 6 ở ảnh bên. Rất nhiều người chọn nghỉ ở khu vực này (nhất là Mestre và Marghera) vì giá rẻ hơn trên đảo chính khá nhiều mà đi lại cũng rất thuận tiện.
- Đảo chính: phần trong vòng tròn màu đỏ. Đây mới là là nơi có các con kênh, cây cầu và thuyền Gondola, là nơi mà khách du lịch hướng tới/nghĩ đến khi nhắc tới từ “Venice”. Đây cũng là mẩu được UNESCO công nhận Di sản thế giới (UNESCO World Heritage).
- Các đảo vệ tinh: số 1 và số 2 ở ảnh bên (vòng tròn xanh) . Đảo vệ tinh thì siêu nhiều nhưng khách du lịch thông thường chỉ chú ý/ghé thăm Murano, Burano và Lido.
Giờ thì bạn hiểu tại sao khi search tìm khách sạn/nhà nghỉ ở Venice, kết quả nhận được thường bao gồm Mestre và Marghera (nằm trên phần đất liền của Venice) rồi chứ 😀 Nếu bạn muốn ở trên đảo chính, để ý tên khách sạn/nhà nghỉ phải nằm tại 1 trong 6 quận trong hình dưới đây
Cơ sở vật chất tương ứng:
Đất liền (Mainland)
- 02 sân bay: 1) Marco Polo (sân bay chính) và 2) Treviso (sân bay được các hãng giá rẻ như Ryanair sử dụng).
- 01 ga tàu: tên “Venice Mestre” (Tiếng Anh) hay “Venezia Mestre” (Tiếng Ý)
- Giao thông công cộng có bus và tram
Đảo chính
- 01 ga tàu: tên “Venice Santa Lucia” hoặc “Venice St Lucia” hoặc “Venezia Santa Lucia” hoặc “Venezia St Lucia”
- 02 bến bus: Piazzale Roma (bus từ phần đất liền hoặc các thành phố khác đa phần sẽ đến đây) và Tronchetto (bus từ 1 số thành phố khác sẽ đến bến này)
- Giao thông công cộng chỉ duy nhất có water bus
Nhìn phần tổng kết trên có thể nhận thấy ngay một số điểm cần lưu ý, ví dụ như “Nếu chọn ở trên đảo chính thì ga tàu đến nên là St Lucia và ngược lại nếu ở trên phần đất liền thì chọn ga đến là Mestre”…
Nối giữa đất liền và đảo chính
Bus và train. Nếu nghỉ ở gần ga Mestre bạn có thể bắt tàu đến ga St. Lucia để thăm đảo chính. Thời gian di chuyển khoảng 10 phút. Giá vé 1 chiều = 1.25e. Đây là tàu vùng (regional train) hay tàu chậm nên giá vé không đổi, cứ ra ga mua ở máy/quầy, không cần đặt trước. Nếu nghỉ ở chỗ nào xa ga, nhớ tìm hiểu xem có gần bến bus để vào đảo chính không. Có rất nhiều tuyến bus vào đảo chính nên cũng không lo 😉
Di chuyển từ sân bay (mình không đến Venice bằng sân bay nên phần dưới đây là sưu tầm từ bài viết của bạn Nguyễn Thị Linh Nga, không có link gốc vì chẳng biết mình down từ đâu nữa :|)
Venice có 2 sân bay là Marco Polo và Treviso.
Marco Polo là sân bay chính, hầu như ai bay quốc tế đến Venice sẽ đến sân bay này. Từ Marco Polo vào Venice có 2 cách: (1) đi waterbus (vaporetto) của Allilaguna thẳng từ Marco Polo ra đảo. Giá vé dao động tuỳ điểm đến, nhưng để vào đảo chính Venice thì tầm 12-15eu/chiều; hoặc (2) đi bus vào Mestre (nếu nghỉ ở Mestre) hoặc vào bến bus Piazzale Roma của Venice, giá tiền bằng nhau là 7eu/chiều.
Treviso là sân bay giá rẻ, ai đến Venice bằng ryanair thì sẽ tới đây. Vé bus giá 7eu/chiều để vào Mestre hoặc Venice.
Bus đi từ Marco Polo/Treviso: http://www.atvo.it/index.php?lang=en
Di chuyển trên đảo chính
Phương tiện tối ưu nhất là xe căng hải!!! Thật đó, waterbus chỉ di chuyển trên kênh chính và xung quanh đảo, nếu muốn tận mắt nhìn và thưởng thức từng con kênh, từng cây cầu, ngõ phố của Venice thì phải chịu khó cuốc bộ!!!
Dĩ nhiên, trải nghiệm ngồi/đứng trên waterbus (số 1) đi dọc kênh chính của Venice cũng là một a-must 😉 Dưới đây là bản đồ waterbus ở Venice (nhấn vào hình để download ảnh cỡ lớn), nên in ra vì ở Venice các loại map đều không phát không mà phải mua (kiêu thế ^^).
Di chuyển ra các đảo vệ tinh (Murano, Burano, Lido)
- Dùng waterbus (cụ thể xem thêm trên bản đồ waterbus)
- Xem thêm thông tin về điểm đến tại post: Burano, Murano, Lido – Bộ 3 đảo vệ tinh không thể không ghé ở Venice
Các loại vé và travel card
- Vé đơn trên đất liền (Single ticket on mainland) = 1.5e (có giá trị trong vòng 75 phút)
- Vé tệp 10 (10 trips ticket/carnet) trên đất liền = 14e
- Vé đơn water bus = 7.5e (có giá trị 60 phút) —> YES, đắt một cách điên cuồng và vô lý với mục đích cơ bản là “ép” khách du lịch mua travel card ^^!
- Travel card (dùng được cho toàn phương tiện công cộng là bus và water bus ở cả 3 phần của Venice, bất kể là đất liền, đảo chính hay đảo vệ tinh, NHƯNG không có giá trị cho bus đến/đi từ sân bay).
- Rolling Venice card: dành cho người từ 6 đến 29 tuổi. Là 1 loại thẻ giảm giá. Mua cái này thì sẽ được mua 72h travel card ở ý trên với giá ưu đãi! Khi mua bạn sẽ được tặng kèm 1 Rolling Venice ID hay thực ra là 1 quyển guide nhỏ, có kèm cả map của từng quận
- Giá vé cập nhật 3/2019: Travel card 24, 48, 72h tương ứng là 20, 30, 40e. Rolling Venice card có giá 6e. Travel card 72h khi có rolling venice được giảm giá còn 22e (khi bạn “già” hơn 29 tuổi, bạn mất tận 40e cho cái vé 72h ^^)
Dù là vé lẻ hay travel card thì cũng đều ở dưới dạng thẻ có gắn chip, khi dùng thì giơ ra trước cái máy đọc để check-in. Vấn đề là cái thẻ GIỐNG HỆT nhau nên nếu 1 nhóm đi cùng mà dùng nhiều loại thẻ khác nhau (như mình dùng Rolling Venice card, mummi và bạn dùng carnet) thì nên ghi chú nho nhỏ lên cái thẻ kẻo nhầm ^^
Have fun when roll around!
Bask