Kinh nghiệm và tips trả lời phỏng vấn học bổng du học

(Last Updated On: July 29, 2017)

Phải công nhận là mình là 1 con lười chính hiệu! Từ lúc viết bài “Các bước chuẩn bị apply và thông tin về 1 số học bổng” cùng lời hứa viết về kinh nghiệm trả lời phỏng vấn học bổng du học đến nay đã được hơn 1 năm (đúng là hứa cuội). Dù sao thì muộn vẫn còn hơn là không 😀

***

Vấn đề 1: Kinh nghiệm của mình đến từ quá trình apply cho EM (course TropEd). Không phải course nào của EM cũng có vòng phỏng vấn (nói đúng hơn là khá hiếm). Tuy mình chỉ trả lời pv của EM nhưng điều đó không có nghĩa là những kinh nghiệm này không đúng với các học bổng khác (dĩ nhiên, vẫn nên ghi nhớ một điều khi đọc bài này là “mọi thứ chỉ mang tính chất tương đối”).

Vấn đề 2: Kinh nghiệm hình thành sau khi bạn làm 1 cái gì đó. Kinh nghiệm có thể đúng, có thể sai vì nó là thông tin rút ra từ cá nhân một người. Kể cả khi đó là kinh nghiệm từ 1 người apply thành công cũng chưa đủ đảm bảo áp dụng cho người khác là thành công. Mình lải nhải điều này là để nhấn mạnh cái “tôi” khi bạn apply học bổng. Cũng như SoP là chào bán “bản thân” bạn, phỏng vấn là show “cá tính” của bạn, nhiều hơn là trình bày thông tin (thông tin đầy ở trong CV, LoR và đống giấy tờ bạn nộp trước đó rồi). TÓM LẠI, hãy là chính bản thân mình, đừng cố gò ép vào cái khuôn mẫu nào đó chỉ vì lo lắng quá mức cho cái cuộc “nói chuyện thân tình” (1 cách nói tránh cái từ phỏng vấn :D) với Course Coordinator/university representative.

Vào phần chính ^^

TINH THẦN 🙂 (tinh thần “lại” là cái đầu tiên)

Thoải mái, thoải mái, “trò chuyện thân tình” mà. Hãy tự hào là bạn đủ sức đạp đổ cả 1 đống hồ sơ khác để vô được đến vòng phỏng vấn này. Thế nên chả việc gì phải run rẩy, cúi mặt vào cuộc cả. Cứ ngẩng cao đầu và thẳng tiến thôi ^___________^

DO RESEARCH, DO YOUR HOMEWORK hay nói cách khác TÌM HIỂU, TÌM HIỂU KỸ HƠN, ĐÀO SÂU NGHIÊN CỨU

Về cái gì? Về nước bạn sẽ học, về trường bạn sẽ học (hoặc đăng ký trong mobility), về người sẽ phỏng vấn bạn!

Cụ thể hơn?

  • Nước đó có nổi tiếng về ngành của bạn không? Nếu có, bằng chứng? (thành tựu gì nổi bật liên quan đến ngành, 1 tên tuổi đầu ngành nào đó). Nước đó có đặc điểm gì mà bạn yêu thích (dân nói tiếng Anh tốt?, môi trường thân thiện? giá cả hợp lý? v.v.v)
  • Trường cũng tương tự: nổi tiếng trong ngành? Tên 1 vài giáo sư, 1 vài công trình nghiên cứu liên quan. Các điểm đặc biệt của trường? (phương pháp học tập, network, nghiên cứu, truyền thống v.v.v)
  • Người phỏng vấn bạn? Interest topics của người ta là gì, có project nào liên quan không, hoặc project nào mà bạn có thể chém gió về nó được (hiểu thì mới chém đc^^)

LƯU Ý: Đừngquên những gì bạn viết trong hồ sơ. Tính đồng nhất/thống nhất là rất rất quan trọng. Đừng lạ khi thấy bị hỏi những câu mà rõ ràng bạn viết trong SoP, CV rồi như “Tại sao lại muốn học ở EU”; “tại sao chọn ngành này/trường tao”; “có kinh nghiệm gì”; “motivation đi học là gì”. Có thể bạn viết chưa rõ lắm nên người ta muốn hỏi thêm để làm rõ. Nhưng nhiều hơn là họ muốn kiểm chứng cái độ “thật” của những gì bạn viết 😀 Mặc định là nói dối thì không lưu lóat và nói dối thì không có cảm xúc. Trình bày motivation bằng cái giọng đều đều, chẳng có tí passion nào hay ngẫm nghĩ 1 lúc mới nói được cái motivation hay lý do chọn ngành –> bạn chém gió quá đà trong SoP chăng ^^. Tệ hơn, nói khác luôn so với những gì trong SoP –> bạn bị đa nhân cách 😀 hoặc bạn nói dối K, dù là gì thì cũng mất điểm trầm trọng.

VÍ DỤ VÀ BẰNG CHỨNG

Các cụ nhà ta có câu “Nói có sách, mách có chứng” mà. Giống như mình đã nói đừng biến LoR thành quyển từ điển về lời hay ý đẹp, cũng đừng biến các câu trả lời thành 1 bài diễn văn học thuộc. Muốn có dẫn chứng và ví dụ thì quay lại cái bước ở trên “Do your homework”.

Ví dụ trường mình có cái khá độc đáo trong phương pháp giảng dạy là học thông qua chơi game (game được design riêng cho môn/ngành) –> mình kể lể là mình thích lắm, tại tao thích chơi game nữa 🙂 nhân tiện hỏi luôn vài thắc mắc về cái game đó (trên web trường nó ko rõ).

GIỮ CHẤT CỦA MÌNH

Như đã nói ở trên, chả có khuôn mẫu nào là chuẩn cả, nên đừng có gò mình vào cái khuôn tưởng tượng nào đó. Trả lời những gì bạn thực sự nghĩ, muốn cười thì cứ cười 😀 (ai bảo phỏng vấn là mặt mũi phải nghiêm trọng ra chiều nghiêm túc đâu). Bạn có good sense of humor, cứ tự nhiên mà dùng, không ai cấm bạn nói đùa vài câu (nó thể hiện cả sự tự tin và làm chủ tình huống đó, nhất là khi bạn còn chưa kịp nghĩ ra cái câu trả lời cho cái câu hỏi hóc búa nào đó, jork around để câu giờ là 1 cách).

Coor hỏi mình:

“Nhiều hồ sơ lắm mày biết không, cạnh tranh cao cực, mày trượt thì sao?”. “Ừ thì tao apply lại, t thích bọn mày lắm 😀 nhất là vì (ví dụ ví dụ) thế nên t quyết theo đuổi mày đến cùng hehe”

“Học xong có học PhD tiếp không?”. “Không đâu, học nhiều thế thì tao chết mất ^^. T chắc sống được 100 tuổi, tức là còn gần 80 năm nữa để học cơ, ko phải vội. Tao thích học rồi áp dụng rồi học từ thực tế đó nữa cơ. Nên học xong tao đi làm. Nhiều kinh nghiệm rồi, biết t thiếu cái gì rồi tao đi học tiếp”

Nếu bạn để lại địa chỉ mail + nêu được số nước mà chủ blog này đã ghé thăm tại phần comment dưới bài, mình sẽ gửi bạn checklist với câu hỏi mà Coor dùng để phỏng vấn mình (dòng note này nằm lửng lơ giữa bài và ko in đậm với mục đích củ chuối là check xem bạn có thực sự đọc những gì mình đang cố công ngồi viết không!).

“Mày có hỏi gì nữa không?” “Ôi có, t chờ câu đó nãy giờ^^. Này nhé, t có nhiều cái để hỏi lắm ….”

“Tại sao m chọn cái đề tài thesis đó (khóa của mình yêu cầu nộp đề cương nghiên cứu khi nộp hồ sơ)?” “Ừ thì tại tao nghiện cái đề tài đó quá. Hồi đại học t làm tổng quan tài liệu rồi, bây h lên level, t làm nghiên cứu tiếp. Nghiêm túc mà nói thì ….”

CỐ GẮNG GIỮ CUỘC PHỎNG VẤN 2 CHIỀU

Nhắc lại, “trò chuyện thân tình” mà 😀 Đừng để Coor hỏi hoài, nhớ hỏi lại họ!

Hỏi cái gì?

  • Project hay dự án hay bài báo hay cái gì đó hay hay về bản thân cái người đang phỏng vấn bạn
  • Vài (fun) fact về course, về trường
  • Thắc mắc về phương pháp học tập, alumni network v.v.v Đọc testimonial của alumni cũng là 1 ý hay. Từ đó có khối ý để hỏi ngược lại Coor.

MỘT VÀI TIỂU TIẾT NHỎ KHÁC

  • Kiểm tra Skype của bạn, đường truyền, webcam, microphone etc
  • Chuẩn bị chỗ để ngồi phỏng vấn, 1 nơi yên tĩnh, tránh bị làm phiền (chắc chả ai muốn đang phỏng vấn lại thấy léo nhéo tiếng trẻ em đùa chơi, rồi chó sủa, mèo kêu, quạ khóc ^^)
  • Nghĩ xem phần trên nên mặc cái gì (thì webcam có quay chân đâu nên phần dưới không quan trọng hehe). Cũng ko cần formal quá như sơ mi, cà vạt gì cả, chả qua là đừng khác thường quá thôi (kiểu áo đỏ chóe với xích vàng + hoa văn nõn chuối)
  • Ăn đủ, ngủ đủ, giữ giọng! (đừng có gào hát karaoke trước ngày phỏng vấn^^!)

Tàm tạm thế, nhớ ra gì mình sẽ update tiếp vào bài.

Chúc cả nhà đạt được ước mơ du (lịch nhiều) học (in ít) bên trời tây.



There is no shame in falling down
True shame is to not stand up again!

Bạn có thể ủng hộ blog bằng cách ấn vào bất cứ hình quảng cáo nào trong trang. Quảng cáo của Google Adsense đảm bảo không chứa virus + link vớ vẩn.

Mọi thông tin trong trang web thuộc bản quyền của 5continents4oceans.com, được bảo hộ bởi đạo luật DMCA. Nếu có đăng lại nội dung, cần dẫn link gốc của bài viết.

Comments

comments

218 thoughts on “Kinh nghiệm và tips trả lời phỏng vấn học bổng du học”

  1. Các bài viết của chị đã giúp em nhìn toàn cảnh hơn về quá trình xin học bổng và du học rất nhiều ạ. Dạ hiện nay chị đã đi được 46 nước rồi ạ, em chúc chị mạnh khỏe và đi được thêm thật nhiều nơi, làm được nhiều điều thú vị ạ.
    Em xin gửi email tại đây và rất mong nhận được hồi âm của chị ạ: [email protected]
    Em cảm ơn chị nhiều ạ!

  2. Kiều Gia Bảo

    Thật may vì em đã tìm được trang blog này của chị. Nó rất hữu ích. Anyways, đến nay chị đã đi được 45 nước, và đây là email của em: [email protected]. Rất mong được chị giúp đỡ ạ.

  3. Bài viết của bạn thật sự bổ ích lắm. Không biết comment lúc này có trễ không nhưng mình mong nhận được checklist của bạn qua e-mail: [email protected]

    Cảm ơn bạn nhiều nha! ❤️

  4. Những chia sẻ của chị hay và bổ ích với một bạn học sinh như em lắm ạ. Dạ đến nay chị đã đi được tổng cộng là 39 đất nước, em thật sự cảm ơn chị nếu có được checklist từ chị ạ. Email của em: [email protected]. Em chúc chị có một ngày tốt lành!

  5. Chào Ngân. Mình lang thang qua nhiều trang web để đến được bài viết này và rất hứng thú. Bạn viết dễ hiểu và đánh trúng tâm lý của mình. Nếu được, xin bạn gửi cho mình checklist và kết quả trả lời phỏng vấn của bạn với Coor, đến địa chỉ [email protected].
    Cảm ơn bạn rất nhiều!

    1. Mình đã gửi bạn nhé. Chúc bạn may mắn và thành công
      P/s: Sr for late reply (mình đang đi du lịch^^)

  6. Em rất thích đọc các bài viết và đặc biệt về du học của chị vì nó rất chi tiết và cần thiết ;)) Cảm ơn chị nhiều . Email của em đây [email protected]

Leave a Reply to AnonymousCancel reply